Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). | Đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis nhiễm trên cá nuôi thâm canh Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3D, 2017, Tr. 143–152; DOI: ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VI NẤM Achlya bisexualis NHIỄM TRÊN CÁ NUÔI THÂM CANH Đặng Thụy Mai Thy*, Trần Thị Tuyết Hoa, Phạm Minh Đức Trường Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc điểm sinh học của vi nấm Achlya bisexualis gây bệnh trên cá nuôi thâm canh. Tổng cộng 6 chủng Achlya bisexualis được phân lập từ cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc (Channa striata) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả cho thấy A. bisexualis phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 28–33 °C. Vi nấm có thể phát triển nhanh ở pH 6–8. Các chủng không thể phát triển ở độ mặn 2,0 %. Vi nấm có thể sử dụng glucose, maltose, mannose, sucrose và arabinose. A. bisexualis cho phản ứng với NO2 5 mM nhưng không phản ứng với NO2 43 mM. Từ khóa: Achlya bisexualis, cá điêu hồng, cá lóc, cá tra, sinh học, vi nấm 1 Đặt vấn đề Vi nấm là sinh vật nhân thực, sống dị dưỡng, không có diệp lục tố, hấp thụ chất dinh dưỡng qua vách tế bào bằng cách tiết enzymes vào vật chủ và sống hoại sinh, cộng sinh hoặc ký sinh trên động vật và thực vật [5]. Vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản rất đa dạng về thành phần loài, mức độ nhiễm và khả năng gây thiệt hại khác nhau. Trong đó, các nhóm vi nấm phổ biến gồm Saprolegnia sp., Achlya sp., Aphanomyces sp. thường gây bệnh trong thủy sản [8,2]. Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long động vật thủy sản nhiễm vi nấm Achlya sp. đang dần trở nên phổ biến và gây thiệt hại cho người nuôi. Khảo sát cá lóc nhiễm bệnh ở An Giang và Đồng Tháp cho thấy giống Achlya sp. chiếm 21,4 % và nhiễm phổ biến trên cá lóc giai đoạn giống là Achlya bisexualis [18,19]. Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2006) cho thấy