Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. | Đánh giá thực trạng đô thị hóa tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 37–47; DOI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Đào Đức Hưởng1, 2, Nguyễn Hữu Ngữ1*, Huỳnh Văn Chương1 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Công ty Tài nguyên và Môi trường Miền Nam, 30 đường số 03, phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá thực trạng đô thị hóa (ĐTH) ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005–2015 nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý đất đai trên cơ sở phân tích các chỉ số ĐTH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến động diện tích các mục đích sử dụng đất ở vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTH trung bình giai đoạn 2005–2010 thấp hơn so với trung bình chung cả nước 7,11% và vùng Đông Nam Bộ đến 34,61%; giai đoạn 2011–2015 cao hơn tỷ lệ ĐTH trung bình của vùng Đông Nam Bộ 31,69 % và cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (lên đến 61,79 %). Tốc độ ĐTH giai đoạn 2005–2010 có chiều hướng giảm dần từ năm 2006 đến 2010; từ năm 2011 đến 2015, tốc độ ĐTH có chiều hướng biến động không nhất quán, lúc tăng lúc giảm, trong đó, năm 2011 tốc độ ĐTH tăng đột biến do có 7/8 xã được chuyển thành phường. Trong giai đoạn 2005–2015, diện tích các mục đích sử dụng đất biến động theo hướng giảm diện tích của các loại đất thuộc nhóm nông nghiệp, tăng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Từ khóa: biến động, chỉ số đô thị hóa, , cơ cấu sử dụng đất, thị xã Thuận An 1 Đặt vấn đề Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Từ năm 1990, các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh. Trước .