Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. | Hiệu quả kích thích sinh trưởng và nâng cao năng suất của vi khuẩn bacillus cho cây lạc ở Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 128, Số 3A, 2019, Tr. 13–22; DOI: HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHO CÂY LẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê Như Cương1, Hoàng Kim Toản2, Nguyễn Xuân Vũ1, Thái Thị Huyền1, Lê Thị Thu Thảo1 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Đại học Huế, 4 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc thu được ở các công thức thí nghiệm với số lần bón chế phẩm khác nhau. Vì vậy, chỉ cần xử lý vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đạt hiệu quả cao. Từ khoá: Bacillus, cây lạc, kích thích sinh trưởng, vi khuẩn 1 Đặt vấn đề Với đặc điểm thích ứng rộng, cây lạc (Arachis hypogaea L.) được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới [7] cũng như các vùng sinh thái ở Việt Nam. Hạt lạc dùng làm thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp. Phế phụ phẩm trong sản xuất lạc như thân, lá, khô dầu lạc được dùng làm thức ăn trong chăn nuôi và làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ [3]. Ở Thừa Thiên Huế, lạc là một trong những cây trồng chính .