Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích rõ thực trạng của các quy định pháp luật của nhà nước về vấn đề này; quán triệt những yêu cầu mới trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển doanh nghiệp nhà nước, luận án đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của công tác kiểm soát vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về kiểm soát vốn tại các doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI VŨ THỊ NHUNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT VỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ 100% VỐN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 62 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. . DƯƠNG ĐĂNG HUỆ 2. TS. BÙI NGỌC CƯỜNG Phản biện 1: . Nguyễn Thị Mơ Phản biện 2: TS. Đoàn Trung Kiên Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Dung Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường, Họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào hồi h ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1) Thư viện Quốc gia; 2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ những ngành kinh tế trọng yếu, then chốt của đất nước, do đó, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những thành quả mang lại cho nền kinh tế, doanh nghiệp nhà nước cũng đã bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém trong nhiều lĩnh vực hoạt động của mình. Một lượng không nhỏ doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả thấp, chưa phát huy hết vai trò chủ lực trong nền kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế và sự đầu tư của nhà nước. Một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài, không bảo toàn được vốn nhà nước, thậm chí đã và đang trong tình trạng phá sản. Các doanh nghiệp nhà nước có tình trạng đầu tư dàn trải, không tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính được nhà nước xác định, đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro và không thuộc thế mạnh như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng. Ngoài ra, cơ chế chính sách của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập, các quy định về doanh nghiệp nhà nước chưa đầy đủ, thiếu hệ thống và có nhiều khoảng .