Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: Trình bày được các cách dự phòng bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ được khuyến cáo, kể tên được các biện pháp dự phòng bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ không được khuyến cáo. | Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ - Quan điểm hiện nay Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Bài giảng trực tuyến Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Quan điểm hiện nay Bài Team-Based Learning 4-7: Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Quan điểm hiện nay Lê Hồng Cẩm 1, Nguyễn Vũ Hà Phúc 2 Mục tiêu bài giảng: Sau khi học xong bài, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các cách dự phòng bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ được khuyến cáo 2. Kể tên được các biện pháp dự phòng bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ không được khuyến cáo Tiền sản giật (TSG) là một bệnh lý có diễn biến nặng, phức tạp, dẫn đến kết cục sản khoa bất lợi. Dự phòng tiền sản giật là một trong những mục tiêu lớn của sản khoa hiện đại. Tuy nhiên những nỗ lực tìm kiếm các biện pháp dự phòng vẫn chưa đem lại hiệu quả mong muốn. NHỮNG YẾU TỐ ỦNG HỘ KHẢ NĂNG CÓ THỂ DỰ PHÒNG ĐƯỢC TIỀN SẢN GIẬT Ngày nay, giả thuyết về bệnh sinh của tiền sản giật được ủng hộ nhiều nhất là giả thuyết về xâm nhập bất toàn của nguyên bào nuôi vào hệ thống động mạch xoắn làm cho bánh nhau bị thiếu máu cục bộ. Để đáp ứng với tình trạng thiếu oxy ở bánh nhau, bánh nhau sản sinh ra các yếu tố đối vận với PlGF (Placental Growth Factor), là một chất thuộc họ VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor), đảm bảo tăng trưởng nội mô mạch máu và điều hòa sự phát triển hệ thống mạch máu của bánh nhau cũng như chức năng nội mô của mẹ trong suốt thai kỳ. Dòng thác các chuỗi sự kiện gây ra hội chứng tiền sản giật đặc trưng bởi sự tổn thương nội mô dẫn đến sự co mạch, thoát huyết tương, thiếu máu và hình thành các mảng huyết khối. Sự tổn thương tế bào nội mô của mẹ xảy ra ở đa cơ quan, đặc biệt là gan, não và thận. Tổn thương bệnh học của các cơ quan trong tiền sản giật là sự giảm tưới máu lan rộng (xem bài 471: Sinh bệnh học