Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản

Sau khi học xong bài, học viên có khả năng: Liệt kê được các nguyên nhân gây suy thận cấp trong thai kỳ, liệt kê được các cận lâm sàng đánh giá chức năng thận trong suy thận cấp trong thai kỳ, trình bày được các nguyên tắc điều trị chính trong suy thận cấp trong thai kỳ. | Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-8: Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ Bài giảng trực tuyến Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản Bài Team-Based Learning 4-8: Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản. Ngô Thị Kim Phụng 1, Trần Lâm Khoa 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong bài, học viên có khả năng 1. Liệt kê được các nguyên nhân gây suy thận cấp trong thai kỳ 2. Liệt kê được các cận lâm sàng đánh giá chức năng thận trong suy thận cấp trong thai kỳ 3. Trình bày được các nguyên tắc điều trị chính trong suy thận cấp trong thai kỳ Suy thận cấp trong thai kỳ hoặc hậu sản là suy giảm chức năng thận thứ phát sau bệnh thận sẵn có hoặc rối loạn do thai kỳ. Nguyên nhân của suy thận cấp trong thai kỳ hoặc trong thời kỳ hậu sản có thể là do trước thận, tại thận hoặc sau thận. Nguyên nhân trước thận có thể là do mất máu hoặc dịch nhiều như trong xuất huyết sản khoa. Nguyên nhân tại thận thường là do những bệnh lý có sẵn hoặc tình trạng tăng đông máu như xuất huyết giảm tiểu cầu hay hội chứng tán huyết. Hạ huyết áp kéo dài có thể gây ra hoại tử vỏ thận hoặc ống thận cấp. Nguyên nhân sau thận thường ít gặp nhưng nên nghi ngờ trong trường hợp có tổn thương tắc nghẽn hệ niệu hoặc có sỏi hệ niệu. Cận lâm sàng đánh giá chức năng thận gồm lượng nước tiểu, tỉ lệ BUN/creatinine, độ thanh thải Na+ và áp lực keo nước tiểu. Thiểu niệu được định nghĩa là lượng nước tiểu < 25 mL/giờ. Trong thai kỳ, giá trị BUN và creatinine tăng nhưng tỉ lệ giữa BUN và creatinine không đổi, duy trì khoảng 20:1. Tỉ lệ này tăng chứng tỏ có giảm tưới máu ống thận (suy trước thận). Áp lực keo của nước tiểu > 500 mOsm/L hay tỉ lệ áp lực keo của nước tiểu/huyết thanh > gợi ý giảm tưới máu thận. Trong đánh giá chung, còn cần phải đánh giá tình trạng tim

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.