Luận án "Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số của công ty cổ phần ở Việt Nam: Nghiên cứu so sánh với Nhật Bản và Hoa Kỳ"xem xét, đánh giá tổng quát những kết quả nghiên cứu về lý luận và pháp luật về bảo vệ CĐTS của Việt Nam, có sự đối chiếu pháp luật Nhật Bản và Hoa Kỳ. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số của công ty cổ phần ở Việt Nam: Nghiên cứu so sánh với Nhật Bản và Hoa Kỳ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC Xà HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC Xà HỘI PHAN HOÀNG NGỌC PH¸P LUËT VÒ B¶O VÖ Cæ §¤NG THIÓU Sè CñA C¤NG TY Cæ PHÇN ë VIÖT NAM: NGHI£N CøU SO S¸NH VíI NHËT B¶N Vµ HOA Kú Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: . HOÀNG THẾ LIÊN Phản biện 1: . Nguyễn Đức Minh . Phản biện 2: . Dương Đăng Huệ . Phản biện 3: . Lê Thị Thu Thủy . . Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tại Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi: . giờ . , ngày . tháng . năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Về thực tiễn thi hành pháp luật, việc vi phạm quyền của cổ đông thiểu số (CĐTS) còn tương đối phổ biến, cổ đông lớn (CĐL) thường có điều kiện để vi phạm quyền của CĐTS. CĐTS thường có ít cơ hội tham gia quản lý, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Các quyền của CĐTS về tài sản, quản trị công ty, tiếp cận thông tin cũng chưa được thực thi đầy đủ do người quản lý (NQL) hoặc các CĐL vi phạm, đối xử không công bằng. Về phương diện đáp ứng yêu cầu hội nhập, so với pháp luật của nhiều nước, đặc biệt là những nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì các quy định về BVCĐTS của CTCP ở nước ta vẫn còn những điểm chưa tương thích. Cơ chế bảo vệ .