Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Xác định và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- Vũ Thịnh Trƣờng NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2018 Công trình này đƣợc hoàn thành tại: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Võ Hồng Đức, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm điểm luận án cấp trƣờng họp tại: Trƣờng Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh vào hồi: giờ ngày tháng năm 2018. Có thể tham khảo luận án tại thƣ viện: - Thư viện quốc gia Việt Nam. - Thư viện trường Đại học Mở Tp. HCM. 1 Chƣơng 1: PHẦN MỞ ĐẦU Cơ sở hình thành luận án Hoạt động có hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của nói riêng. Việc áp dụng các tỷ số tài chính khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập nên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề xuất cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật để bổ sung hoặc thay thế (Abrache và ctg., 2013; Feroz và ctg., 2003; Halkos và Tzeremes, 2012; Smith, 1990). Theo đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường dựa vào hiệu suất của mô hình chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành đầu ra dựa trên công nghệ sản xuất xác định. Lợi điểm của cách tiếp cận này là có thể đánh giá được năng lực quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa các giá trị đầu ra và đánh giá được mức độ hiệu quả trung bình của ngành công nghiệp. Tại Việt Nam, đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này, tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau (Ví dụ: Chu và Kalirajan, 2011; Đào Lê Thanh, 2013; Le và Harvie, 2010a; Nguyễn Khắc Minh, Giang .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    67    2    07-05-2024
27    70    2    07-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.