Một lối tư duy theo hệ thống được sáng tác bởi tác giả David Bohm và dịch bởi Tiết Hùng Thái. Tài liệu được tập hợp từ những trao đổi của David Bohm trong seminar ba ngày từ đến tại Ojai, California. Trong ba ngày trò chuyện với năm mươi người tham gia, David Bohm đã đưa ra một cách nhìn triệt để về những nguồn gốc tiềm ẩn bên trong những xung đột giữa người với người, và tìm hiểu những khả năng cho sự thay đổi của cá nhân và tập thể. Ông đã đưa ra chủ đề về vai trò của tư duy và tri thức ở mọi cấp độ của đời sống con người, từ những suy nghĩ riêng tư về căn tính của cá nhân đến những nỗ lực tập thể nhằm vươn tới một nền văn minh tốt đẹp hơn. Phần 1 được chia sẻ dưới đây giới thiệu các cuộc gặp gỡ của ông với mọi người từ thứ sáu cho đến thứ bảy. để nắm rõ chi tiết nội dung. | Một lối tư duy theo hệ thống: Phần 1 DỰ ÁN EBOOK: TỦ SÁCH TINH HOA MÃ SỐ: TH01 TÊN SÁCH: TƯ DUY NHƯ MỘT HỆ THỐNG TÁC GIẢ: DAVID BOHM DỊCH GIẢ: TIẾT THÁI HÙNG HIỆU ĐÍNH: CHU TRUNG CAN NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC NGUỒN SÁCH : VCTVE4UGROUP THỰC HIỆN: Scan: @Nhantinh, @V/C Pdf, Ocr: @inno14 Soát lỗi: @telomere, @lamtam, @Trúc Quỳnh Đặng,@SWAK13, @Thái Phác (Thời gian: – ) Ebook miễn phí tại : Dự án Ebook Tủ sách tinh hoa được thực hiện với mục đích quảng bá văn hóa đọc. Đọc và chia sẻ miễn phí. Vui lòng không sử dụng ebook này phục vụ cho bất cứ mục đích thương mại nào. Hãy mua sách giấy khi điều kiện của quý bạn đọc cho phép. Xin trân trọng cảm ơn! DAVID BOHM (1917 – 1992) David Bohm mất năm 1992 Cuốn sách này là để tưởng nhớ đến ông. LỜI NHÀ XUẤT BẢN David Joseph Bohm sinh ngày tại Wilkes-Barre, Pennsylvania, trong một gia đình Do Thái. Tuổi thơ của ông trôi qua không êm đềm. Nhận được ít sự chia sẻ từ cha mẹ, ông đã tìm cảm hứng trong thế giới của riêng mình, và ngay từ những năm đầu đời ông đã bộc lộ tính cách của một người thiết tha kiếm tìm chân lí. Là một nhân vật hàng đầu trong thế giới vật lí lượng tử, và là giáo sư Vật lí lí thuyết tại Trường Birkbeck, Đại học London các năm 1961-1983, từ khi bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình, Bohm đã đặt niềm tin vào trực giác nhiều hơn là vào con đường toán học thông thường. Ông tin rằng bằng cách chú ý đến cảm xúc và trực giác của mình, ông có thể đi đến một sự hiểu biết sâu sắc hơn về bản chất của vũ trụ mà con người là một phần trong đó. Tốt nghiệp Đại học Pennsylvania năm 1939, và hoàn thành xuất sắc luận án tiến sĩ tại Berkeley dưới sự hương dẫn của Robert Oppenheimer, công việc của ông ban đầu liên quan tới sự tán xạ neutron-proton và các vấn đề nguyên lí thiết kế của máy gia tốc hạt. Ông chuyển tới Phòng thí nghiệm Bức xạ nơi ông làm việc trong Dự án Manhattan. Từ đây ông đã phát triển công cụ lí thuyết mới để