Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương ĐMC ở BN hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ. Đánh giá kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp đặt Stent qua da. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hẹp ĐMC đoạn ngoài sọ bằng phương pháp can thiệp qua da BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 TRẦN NGUYỄN PHƢƠNG HẢI NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ BẰNG PHƢƠNG PHÁP CAN THIỆP QUA DA Chuyên ngành: Nội tim mạch Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – Năm 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. . Vũ Điện Biên 2. . Võ Thành Nhân Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện vào hồi: giờ . ngày . tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Đột quỵ nhồi máu não chiếm 80%, trong đó có khoảng 20 – 30% nguyên nhân là do hẹp động mạch cảnh (ĐMC) ngoài sọ. Điều trị bệnh lý hẹp ĐMC bao gồm 3 phương pháp: điều trị nội khoa, phẫu thuật bóc tách lớp nội mạc ĐMC (CEA), đặt stent ĐMC (CAS). Trong đó, điều trị nội khoa có kết quả không cao với tỷ lệ đột quỵ là 26% sau 2 năm theo dõi trong NC NASCET. Cho đến nay, CEA vẫn là tiêu chuẩn vàng nhưng có bất lợi là các biến chứng cuộc mổ như gây liệt thần kinh sọ và các biến chứng nội khoa như nhồi máu cơ tim và không phải tất cả các BN đều phù hợp với phẫu thuật. Trong 2 thập niên qua, với sự tiến bộ mạnh mẽ của các kỹ thuật nội mạch bắt đầu với nong bóng ĐMC (1980) rồi sau đó đặt stent ĐMC kết hợp với các dụng cụ phòng ngừa thuyên tắc, đặt stent ĐMC đã được chấp nhận rộng rãi và đã được FDA chấp thuận như là một phương pháp điều trị thay thế cho CEA trong một số tình huống lâm sàng. Tại Việt Nam, điều trị bệnh lý hẹp ĐMC vẫn còn là một vấn .