Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích sắc ký khí ghép khối phổ để khảo sát hàm lượng dư lượng HCBVTV nhóm clo hữu cơ trong các loài cá bống xệ (Parapocryptes serperaster), cá ong căng (Terapon jarbua), cá hanh (Moolgarda pedaraki) và cá đối (Acanthopagrus berda) ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. | Khảo sát hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong một số loài cá ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 17 (1) (2018) 90-99 KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG MỘT SỐ LOÀI CÁ Ở ĐẦM CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đoàn Thị Quỳnh Trâm1, Hoàng Thái Long2, Nguyễn Minh Kỳ1,*, Trần Thị Ái Mỹ2 1 Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Khoa học Huế *Email: nmky@ Ngày nhận bài: 13/9/2018; Ngày chấp nhận đăng: 05/12/2018 TÓM TẮT Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm clo hữu cơ là những hóa chất độc hại, có khả năng gây ung thư. Hầu hết, các hóa chất này có thể tan trong chất béo nên chúng tích lũy trong các đối tượng môi trường như loài cá. Đầm Cầu Hai ở tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi tiếp nhận nguồn nước từ sông suối, chảy tràn từ đất liền nên có khả năng tích tụ HCBVTV nhóm clo hữu cơ trong đầm và tích lũy ở các loài cá. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích sắc ký khí ghép khối phổ để khảo sát hàm lượng dư lượng HCBVTV nhóm clo hữu cơ trong các loài cá bống xệ (Parapocryptes serperaster), cá ong căng (Terapon jarbua), cá hanh (Moolgarda pedaraki) và cá đối (Acanthopagrus berda) ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhìn chung, phần lớn các hợp chất hóa học độc hại có hàm lượng nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy sự có mặt một số HCBVTV nhóm clo hữu cơ tồn tại trong mẫu như α-HCH, β-HCH, δ-HCH, heptachlor, aldrin và p,p’-DDT. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là cơ sở quan trọng giúp sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ khóa: Thủy sản, hóa chất bảo vệ thực vật, đầm Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nhóm clo hữu cơ được sử dụng rộng rãi nhờ vào khả năng tiêu diệt mạnh các loại sâu bọ, côn trùng phá hoại mùa màng. Do hiệu quả sử dụng tốt, giá thành rẻ nên được sử dụng rất phổ biến [1]. Ở Việt .