Sinh khối vi khuẩn kỵ khí và sinh khối nấm men chịu mặn được phân lập từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến hải sản, được làm giàu, thích nghi với các độ mặn từ 5 đến 30 g/l NaCl và thử nghiệm khả năng phân hủy hữu cơ trong các thí nghiệm mẻ [6]. Sau đó, sinh khối này được sử dụng trong hệ thống thiết bị UASB với tải trọng hữu cơ từ - kgCOD/, nối tiếp với thiết bị nấm men hiếu khí dạng FBR để xử lý nước thải mô phỏng ở các độ mặn lần lượt 20, 25 và 30 g/L NaCl. | Xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn bằng hệ thống liên tục với thiết bị kỵ khí dạng uasb nối tiếp bởi thiết bị nấm men hiếu khí dạng FBR Hóa học & Kỹ thuật môi trường XỬ LÝ NƯỚC THẢI HỮU CƠ NHIỄM MẶN BẰNG HỆ THỐNG LIÊN TỤC VỚI THIẾT BỊ KỴ KHÍ DẠNG UASB NỐI TIẾP BỞI THIẾT BỊ NẤM MEN HIẾU KHÍ DẠNG FBR Lương Thị Kim Giang1, Nguyễn Quốc Tuyên2, Ngô Văn Thanh Huy2, Trần Minh Chí 2* Tóm tắt: Sinh khối vi khuẩn kỵ khí và sinh khối nấm men chịu mặn được phân lập từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến hải sản, được làm giàu, thích nghi với các độ mặn từ 5 đến 30 g/l NaCl và thử nghiệm khả năng phân hủy hữu cơ trong các thí nghiệm mẻ [6]. Sau đó, sinh khối này được sử dụng trong hệ thống thiết bị UASB với tải trọng hữu cơ từ - kgCOD/, nối tiếp với thiết bị nấm men hiếu khí dạng FBR để xử lý nước thải mô phỏng ở các độ mặn lần lượt 20, 25 và 30 g/L NaCl. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 trường hợp: i) thiết bị UASB có dung dịch đệm NaHCO3 và nước thải sau UASB được điều chỉnh pH tới 3,5 trước khi vào thiết bị nấm men và ii) cả hai thiết bị UASB và nấm men không điều chỉnh pH. Thời gian thích nghi với độ mặn cao kéo dài từ 20 - 40 ngày. Khi có điều chỉnh pH, tổng hiệu quả loại COD ở độ mặn 30g/lNaCl, đạt 95%, cao hơn đáng kể so với trường hợp không điều chỉnh pH (80%). Tuy nhiên, hiệu quả loại COD ở thiết bị UASB rất khác biệt: 71% so với 19%, còn ở thiết bị nấm men khác biệt thấp hơn, chỉ khoảng 10%) Từ khóa: Nhiễm mặn, Vi khuẩn, Kỵ khí, Nấm men, Hiếu khí 1. GIỚI THIỆU Nước thải hữu cơ có nồng độ muối cao hay nước thải nhiễm mặn phát sinh từ nhiều nguồn: nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và sản xuất công nghiệp. Ngoài các đặc trưng COD, NH4-N , nồng độ NaCl có thể dao động trong khoảng từ 5g/L đến hơn 30 g/L. Xử lý nước thải hữu cơ nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học truyền thống gặp nhiều khó khăn vì sự có mặt của NaCl gây ức chế khả năng hoạt động của vi sinh vật (VSV)[1]. Do đó, việc sử .