Trong bài báo này, các tác giả đã sử dụng thuật toán điều khiển thích nghi có mô hình theo dõi theo tín hiệu quá tải đứng kết hợp với thuật toán điều khiển tốc độ bay để điều khiển máy bay không người lái (UAV) bay trong điều kiện có nhiễu động gió đứng. | Ứng dụng bộ điều khiển thích nghi nâng cao an toàn bay cho UAV cỡ nhỏ trong điều kiện nhiễu động gió Nghiên cứu khoa học công nghệ ỨNG DỤNG BỘ ĐIỀU KHIỂN THÍCH NGHI NÂNG CAO AN TOÀN BAY CHO UAV CỠ NHỎ TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỄU ĐỘNG GIÓ Đặng Công Vụ1*, Lê Thanh Phong1, Nguyễn Đức Thành2, Đặng Võ Công2, Lê Mạnh Tuyến3 Tóm tắt: Trong bài báo này, các tác giả đã sử dụng thuật toán điều khiển thích nghi có mô hình theo dõi theo tín hiệu quá tải đứng kết hợp với thuật toán điều khiển tốc độ bay để điều khiển máy bay không người lái (UAV) bay trong điều kiện có nhiễu động gió đứng. Kết quả khảo sát trên máy tính với mô hình UAV giả định cho thấy, việc ứng dụng bộ điều khiển thích nghi theo tín hiệu quá tải và điều khiển theo tốc độ rất có hiệu quả, giảm được đáng kể quá tải đứng và góc tấn, cho phép nâng cao được độ an toàn bay của UAV. Từ khóa: Nhiễu động gió, Máy bay không người lái, Điều khiển thích nghi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, các loại UAV cỡ nhỏ được quan tâm, phát triển với số lượng lớn, được ứng dụng rất rộng rãi trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự. Đặc điểm quan trọng của các loại UAV cỡ nhỏ là kích thước và tốc độ nhỏ, nên có tải trọng riêng trên một m2 cánh nhỏ (G/S nhỏ) và bay với góc tấn lớn. Do vậy, nhiễu động gió có ảnh hưởng rất lớn tới chuyển động của UAV. Đây là nguyên nhân có thể dẫn tới chế độ bay nguy hiểm (bay với góc tấn gần tới hạn và/hoặc hệ số quá tải gần giới hạn chịu tải của kết cấu máy bay), cũng có thể dẫn tới tai nạn khi bay ở độ cao thấp [4]. Điều này hạn chế đáng kể đến khả năng sử dụng an toàn của UAV trong điều kiện có nhiễu động gió. Do đó, trong điều kiện có nhiễu động gió, việc bảo đảm an toàn bay của UAV luôn được đặt lên hàng đầu: đảm bảo độ bền kết cấu thân cánh máy bay và không để góc tấn quá lớn. Để giảm quá tải trong trường hợp có gió tác động, có thể sử dụng phương pháp thụ động hoặc phương pháp chủ động [4]. Phương pháp thụ động là thay đổi đặc trưng khí động hoặc đặc trưng hình