Obidoxime chloride là thuốc giải độc đặc hiệu thế hệ mới và là thành phần chính của ống tự tiêm giải độc chất độc phospho hữu cơ. Obidoxime chloride có ái lực liên kết với vị trí hoạt động của enzyme, loại bỏ phosphorylat obidoxime, đồng thời tái sinh hoạt tính của enzyme AChE. Obidoxime chloride được tổng hợp bằng phản ứng của pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform. | Nghiên cứu đánh giá chất lượng Obidoxime chloride tổng hợp làm nguyên liệu dược Hóa học & Kỹ thuật môi trường NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG OBIDOXIME CHLORIDE TỔNG HỢP LÀM NGUYÊN LIỆU DƯỢC Vũ Ngọc Toán1*, Nguyễn Minh Trí1, Lê Thị Hằng2, Lưu Quang Minh3 Tóm tắt: Obidoxime chloride là thuốc giải độc đặc hiệu thế hệ mới và là thành phần chính của ống tự tiêm giải độc chất độc phospho hữu cơ. Obidoxime chloride có ái lực liên kết với vị trí hoạt động của enzyme, loại bỏ phosphorylat obidoxime, đồng thời tái sinh hoạt tính của enzyme AChE. Obidoxime chloride được tổng hợp bằng phản ứng của pyridine-4-aldoxime với bis(chloromethyl)ether trong dung môi chloroform. Chất lượng của obidoxime chloride sau tổng hợp và tinh chế được kiểm tra theo Dược điển Việt Nam V và Dược điển Mỹ (USP 38). Kết quả cho thấy, hoạt chất obidoxime chloride tổng hợp đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng làm nguyên liệu dược. Từ khóa: Obidoxime chloride; Oxime; Thuốc giải độc đặc hiệu; Phospho hữu cơ; chất độc thần kinh. 1. MỞ ĐẦU Chất độc phospho hữu cơ phát huy tác động gây độc trên cơ sở bất hoạt enzyme cholinesterase. Enzyme này có vai trò quan trọng trong việc thủy phân acetylcholine thành choline, làm chất dẫn truyền xung thần kinh [4, 5, 8]. Chất độc phospho hữu cơ được sử dụng với hai mục đích chính là làm hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc thần kinh. Hóa chất bảo vệ thực vật họ phospho hữu cơ có độc tính cao, được dùng để diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng [8]. Trên thế giới và trong nước hiện nay, hóa chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Từ năm 1942 đến nay đã có trên chất mới được tổng hợp, trong đó có khoảng 50 chất được dùng phổ biến trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,. [4]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng một triệu vụ ngộ độc, trong đó có trên người chết do nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật. Chất độc thần kinh là một loại chất độc nguy hiểm .