Nghiên cứu xử lý bề mặt sợi cacbon culon 500 bằng axit nitric

Trong nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý bằng tác nhân axít HNO3 đặc đến tính chất bề mặt và sự liên kết của sợi cacbon (CFs) với nhựa nền phenolic (PF) trong vật liệu compozit. Sự thay đổi trên cấu trúc bề mặt sợi cacbon và compozit được khảo sát bằng phổ hồng ngoại biến đổi đều Fourier (F-IR) và phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử phát xạ trường kết hợp tán sắc năng lượng tia X (SEM-EDS). | Nghiên cứu xử lý bề mặt sợi cacbon culon 500 bằng axit nitric Hóa học & Môi trường NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BỀ MẶT SỢI CACBON CULON-500 BẰNG AXIT NITRIC Đào Thế Nam1*, Lê Thị Hải Anh1, Vũ Minh Thành1, Đoàn Tuấn Anh1, Nguyễn Trung Dũng2, Nguyễn Văn Tiến3, Vũ Ngọc Duy4, Nguyễn Tuấn Hồng5, Nguyễn Văn Thao5 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này tập trung đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý bằng tác nhân axít HNO3 đặc đến tính chất bề mặt và sự liên kết của sợi cacbon (CFs) với nhựa nền phenolic (PF) trong vật liệu compozit. Sự thay đổi trên cấu trúc bề mặt sợi cacbon và compozit được khảo sát bằng phổ hồng ngoại biến đổi đều Fourier (F-IR) và phương pháp chụp ảnh hiển vi điện tử phát xạ trường kết hợp tán sắc năng lượng tia X (SEM-EDS). Kết quả phổ F-IR cho thấy có sự hình thành của các nhóm cacboxyl trên bề mặt sợi cacbon, hàm lượng oxy cũng tăng sau khi xử lý. Ảnh SEM cũng cho thấy sợi cacbon sau biến tính bằng axit có sự cải thiện độ nhám, giúp làm tăng sự liên kết giữa sợi và nhựa nền. Do đó, có thể kết luận rằng phương pháp xử lý sợi cacbon bằng axit HNO3 hiệu quả trong việc chức hóa bề mặt sợi, làm tăng đáng kể khả năng bám dính giữa sợi cacbon với nhựa nền phenolic, từ đó tăng khả năng gia cường cho vật liệu compozit. Từ khóa: Xử lý bề mặt; Sợi cacbon; Tính chất bề mặt; Compozit. 1. MỞ ĐẦU Vật liệu compozit cốt sợi cacbon trên nền nhựa phenolic (PF) là một hệ vật liệu mới có khả năng ứng dụng cao ở nhiều lĩnh vực quan trọng trong những năm gần đây [1]. Những tính chất quyết định của vật liệu này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi bản chất của sợi cacbon (CFs) và PF mà còn bởi khả năng liên kết hóa, lý giữa chúng [2, 3]. Sự liên kết giữa bề mặt CFs với PF phụ thuộc rất lớn vào cấu trúc nguyên tử xen giữa hai bề mặt và sự ảnh hưởng lẫn nhau của chúng. Bề mặt liên kết tốt là yếu tố quan trọng trong việc truyền tải trọng từ nhựa nền sang sợi, giúp giảm sự tập trung ứng suất và tăng cơ tính cho vật liệu compozit [4]. Tuy .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.