Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm xác định tính ăn mòn khí quyển của khu vực Tây Nguyên – Việt Nam. Kết quả cho thấy khí quyển của khu vực Tây Nguyên mang đặc tính khí quyển vùng nông thôn thể hiện ở phân mức thấp S1 đối với Cl- và phân mức P0 đối với SO2. Phân mức tính ăn mòn khí quyển ở mức thấp đối với thép và nhôm và ở phân mức trung bình đối với đồng và kẽm. Phân mức tính ăn mòn khí quyển được quyết định chủ yếu do yếu tố độ ẩm cao. | Nghiên cứu đánh giá đặc tính ăn mòn khí quyển tại khu vực Tây Nguyên - Việt Nam Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH ĂN MÒN KHÍ QUYỂN TẠI KHU VỰC TÂY NGUYÊN - VIỆT NAM Nguyễn Cao Tuấn1*, Nguyễn Văn Hoàng1, Nguyễn Đình Hưng1, Hà Hữu Sơn2, Lê Quốc Phẩm2 Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả thử nghiệm xác định tính ăn mòn khí quyển của khu vực Tây Nguyên – Việt Nam. Kết quả cho thấy khí quyển của khu vực Tây Nguyên mang đặc tính khí quyển vùng nông thôn thể hiện ở phân mức thấp S1 đối với Cl- và phân mức P0 đối với SO2. Phân mức tính ăn mòn khí quyển ở mức thấp đối với thép và nhôm và ở phân mức trung bình đối với đồng và kẽm. Phân mức tính ăn mòn khí quyển được quyết định chủ yếu do yếu tố độ ẩm cao. Từ khóa: Tây Nguyên, Ăn mòn khí quyển, Phân mức ăn mòn. 1. MỞ ĐẦU Tính ăn mòn của khí quyển được định nghĩa là khả năng gây ra ăn mòn của khí quyển đối với một kim loại hay hợp kim đã cho. Tốc độ ăn mòn khí quyển của kim loại không chỉ bị ảnh hưởng bởi thời gian lưu ẩm (TOW) mà còn phụ thuộc vào các yếu tố của khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm tương đối và sự có mặt của các chất ô nhiễm trong khí quyển như hơi muối (clorua) và SO2 làm quá trình ăn mòn diễn ra nhanh hơn [1-4]. Ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có sự kết hợp của các yếu tố nhiệt độ cao, độ ẩm cao và lượng mưa đáng kể, vì vậy, thời gian thấm ướt thường rất cao. Việc xác định tính ăn mòn khí quyển của một khu vực sẽ cho ta thông tin về mức độ ăn mòn kim loại tại khu vực đó cao hay thấp và đưa ra biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn. Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ, nối liền 2 miền Bắc Nam của đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng. Chính vì vậy, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về quân sự. Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó, tháng 3 và tháng 4 là hai tháng