Trong bài viết này sẽ trình bày vấn đề sử dụng mạng chuyển vị-thay thế điều khiển được (CSPN) dựa trên lớp phần tử điều khiển được (CE) F2/2 để xây dựng các thuật toán mật mã khối hiệu năng cao khi cài đặt trên FPGA. Dựa trên CE F2/2 để xây dựng một họ thuật toán mật mã khối tốc độ cao mới (TMN64 và TMN128). | Một số thuật toán mật mã khối hiệu năng cao cho các thiết bị truyền thông không dây Nghiên cứu khoa học công nghệ MỘT SỐ THUẬT TOÁN MẬT MÃ KHỐI HIỆU NĂNG CAO CHO CÁC THIẾT BỊ TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY Phạm Mạnh Tuấn*1, Đinh Phượng Trung2 Tóm tắt: Trong bài báo này sẽ trình bày vấn đề sử dụng mạng chuyển vị-thay thế điều khiển được (CSPN) dựa trên lớp phần tử điều khiển được (CE) F2/2 để xây dựng các thuật toán mật mã khối hiệu năng cao khi cài đặt trên FPGA. Dựa trên CE F2/2 để xây dựng một họ thuật toán mật mã khối tốc độ cao mới (TMN64 và TMN128). Việc đánh giá độ an toàn của các thuật toán TMN theo tiêu chuẩn NESSIE và thám mã vi sai đã chỉ ra rằng, các thuật toán đề xuất đảm bảo đủ an toàn. Các kết quả tổng hợp trên phần cứng (FPGA) đã chứng minh rằng TMN là các thuật toán rất hiệu quả dành cho các thiết bị không dây. Từ khóa: Mật mã khối; Tích hợp trên FPGA; Nguyên thủy mật mã; Thiết bị không dây. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện tại, các lớp bảo mật của công nghệ không dây vẫn sử dụng các thuật toán mật mã mà nó đã được chứng minh là chưa hoàn toàn phù hợp với giải pháp phần cứng và đặc biệt là cho thiết bị không dây vì hầu hết các thuật toán mật mã sử dụng nhiều các biến đổi số học và đại số phức tạp và không thích hợp cho các giải pháp phần cứng [1]. Đó là nguyên nhân tại sao các giải pháp mật mã khi tích hợp thường chiếm nhiều tài nguyên của hệ thống. Vì vậy, trong nhiều trường hợp các ứng dụng phần mềm được phát triển để hỗ trợ các giải pháp mã hoá. Nhưng giải pháp phần mềm không thể phù hợp cho ứng dụng trên các thiết bị không dây vì các ứng dụng trên các thiết bị này thường yêu cầu có tốc độ và hiệu năng đặc thù [1, 2].Do đó, việc phát triển các thuật toán mật mã theo yêu cầu đảm bảo tốc độ và có hiệu quả tích hợp cao, phù hợp triển khai trên phần cứng, đáp ứng nhu cầu thay khóa phiên thường xuyên, đảm bảo độ an toàn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các ứng dụng là rất cần thiết. Đối với các thuật toán mật mã