Mục đích của luận án nhằm mô tả cấu trúc giải phẫu của khối bên xương sàng qua phẫu tích trên xác người Việt trưởng thành và đối chiếu với nhóm phẫu thuật mũi xoang qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật. Đánh giá ảnh hưởng của các biến đổi giải phẫu tại khối bên xương sàng đến kết quả của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mũi xoang mạn tính. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình thái giải phẫu khối bên xương sàng của người Việt ứng dụng trong phẫu thuật nội soi điều trị viêm mũi xoang mạn tính BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐÀO ĐÌNH THI NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI GIẢI PHẪU KHỐI BÊN XƯƠNG SÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH Chuyên ngành: Tai Mũi Họng Mã số: 62720155 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. . VÕ THANH QUANG 2. . LÊ GIA VINH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 4. Đào Đình Thi, Lê Gia Vinh ,Võ Thanh Quang (2014), Tỷ lệ, kích thước của các tế bào sàng trên xác người Việt Nam trưởng thành, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, tr 2135. 5. Võ Thanh Quang, Trần Thị Thu Hằng, Đào Đình Thi và cs., (2015), Nghiên cứu phẫu thuật nội soi mũi xoang có sử dụng hệ thống định vị trong điều trị viêm xoang trán sàng bướm, Tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, tr 64 72. 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang (VMX) là một trong những bệnh hay gặp nhất trong chuyên khoa Tai Mũi Họng, bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tiến triển kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng học tập, lao động. VMX còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Nguyên nhân của viêm mũi xoang mạn tính thường được qui về 3 nhóm:1) Do biến đổi cấu trúc giải phẫu: Xoang hơi cuốn giữa, bóng sàng quá phát, mỏm móc quá phát, mỏm