Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định được các cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học, lâm học và các cơ sở thực tiễn về thực trạng quản lý, tổng kết các mô hình rừng trồng, kỹ thuật nhân giống nhằm bảo tồn, phục hồi và phát triển loài cây Sến trung tại tỉnh Thừa Thiên Huế. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp bảo tồn, phục hồi và phát triển loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) tại tỉnh Thừa Thiên Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ ĐỨC BÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: LÂM SINH MÃ SỐ: 9 62 02 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HUẾ 2019 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Văn Lợi Phản biện 1: Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại:. Vào hồi giờ ., ngày tháng . năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện: Thư viện Trường Đại học Nông lâm Huế Trung tâm học liệu Đại học Huế Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ với tổng diện tích tự nhiên tính đến 31/12/2017 là ha, trong đó diện tích có rừng là ha, độ che phủ đạt 56,3 % (Bộ NN&PTNT, 2018). Hiện nay, việc sử dụng cây bản địa làm mục đích trồng rừng và phục hồi, làm giàu rừng là một vấn đề lớn đang được ngành Lâm nghiệp quan tâm. Cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) là loài cây được xác định là loài cây trồng rừng chủ yếu tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (Bộ NN&PTNT, 2014). Gỗ Sến trung có vân gỗ xoắn, kết cấu mịn, chất gỗ .