Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 6 ao nuôi với diện tích m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13 ± 2 ‰ và 27 ± 2 ‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. | Ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong môi trường nước và trên cơ thể tôm thẻ chân trắng nuôi thương phẩm ở Quảng Trị Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 155–162 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN THÀNH PHẦN VÀ SỐ LƯỢNG VI KHUẨN Vibrio spp. TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TRÊN CƠ THỂ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG NUÔI THƯƠNG PHẨM Ở QUẢNG TRỊ Nguyễn Duy Quỳnh Trâm*, Nguyễn Ngọc Phước, Dương Văn Chinh Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Tóm tắt: Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của độ mặn đến thành phần loài và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. trong nước và cơ thể tôm thẻ chân trắng đã được tiến hành tại Quảng Trị trên 6 ao nuôi với diện tích m2 mỗi ao, thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức tương ứng 2 độ mặn 13 ± 2 ‰ và 27 ± 2 ‰ với 3 lần lặp lại. Mẫu nước và tôm được thu 10 ngày một lần cho đến 120 ngày nuôi để xác định thành phần và số lượng vi khuẩn Vibrio spp. Kết quả cho thấy ở hai nghiệm thức đều có sự xuất hiện của các loài vi khuẩn như nhau nhưng khác nhau về số lượng. Vào tháng thứ nhất chỉ có 1 loài (V. alginolyticus), tháng thứ 2 có 2 loài (V. alginolyticus và V. parahaemolyticus) đến tháng thứ 3 và 4 có 3 loài (V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi). Số lượng vi khuẩn Vibrio spp. tăng dần theo thời gian nuôi và ở môi trường có độ mặn cao số lượng vi khuẩn trong môi trường nước và trên cơ thể tôm cao hơn ở môi trường có độ mặn thấp (p < 0,05). Vì vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng ở độ mặn thấp có thể hạn chế sự gây bệnh của vi khuẩn Vibrio spp. Từ khoá: độ mặn, tôm thẻ chân trắng, Vibrio spp. 1 Đặt vấn đề Nuôi tôm được xem là một trong những hoạt động quan trọng của nghề nuôi trồng thủy sản nhờ tốc độ tăng trưởng năm đạt khoảng 10,3 %. Mặc dù vậy, sự phát triển của nghề nuôi tôm đang gặp phải nhiều thách thức, đặc biệt là dịch bệnh (Valderrama & Anderson 2011). Trong những năm trở lại đây, dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (Acute Hepatopancreatic Necrosis