Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là rotifer dòng nhỏ Brachionus rotundiformis, nauplius Artemia và thức ăn công nghiệp cho tôm Lansy Post, N0 của Công ty INVE aquaculture. | Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) từ giai đoạn cá hương đến cá giống Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191 Tập 127, Số 3A, 2018, Tr. 129–138; DOI: ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG ĐẾN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA Siganus guttatus (Bloch, 1787) TỪ GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG Nguyễn Quang Linh1*, Trần Vinh Phương1, Mạc Như Bình2, Trần Nguyên Ngọc2 1 Viện công nghệ sinh học, Đại học Huế, Tỉnh Lộ 10, Phú Vang , Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) từ 20 đến 40 ngày tuổi được thử nghiệm ương nuôi với 3 mật độ khác nhau con/m3 (nghiệm thức 1), con/m3 (nghiệm thức 2) và con/m3 (nghiệm thức 3). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Thức ăn được sử dụng ở giai đoạn này là rotifer dòng nhỏ Brachionus rotundiformis, nauplius Artemia và thức ăn công nghiệp cho tôm Lansy Post, N0 của Công ty INVE aquaculture. Kết quả cho thấy mật độ ương ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa từ giai đoạn cá hương đến cá giống. Tốc độ sinh trưởng của cá ở nghiệm thức 1 là lớn nhất về cả khối lượng lẫn chiều dài, tương ứng là 1,44 g/con và 3,03 cm/con. Tỷ lệ sống sau khi kết thúc thí nghiệm của các nghiệm thức 1, 2 và 3 lần lượt là 68,9, 67,6 và 58,2 %. Từ khóa: cá dìa, mật độ ương, siganus guttatus 1 Đặt vấn đề Cá dìa Siganus guttatus (Bloch, 1787) là một trong những loài đặc sản của khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. Cá dìa có thịt thơm ngon và được thị trường rất ưa chuộng nên có giá trị kinh tế cao. Giá bán trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng – đồng/kg tuỳ vào kích cỡ cá. Chính vì thế, đối tượng này đang được quan tâm của nhiều ngư dân trong cơ cấu nuôi thương