Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Khung chậu về phương diện sản khoa

Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: Trình bày được cấu tạo của eo trên, eo giữa và eo dưới của khung chậu, đồng thời chỉ được các điểm mốc quan trọng; phân tích được vai trò của các eo khung chậu trong cuộc sanh; phân tích được vai trò của quang kích chậu trong thực hành lâm sàng. | Bài giảng Chuyển dạ bình thường: Khung chậu về phương diện sản khoa Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường Bài giảng trực tuyến Khung chậu về phương diện sản khoa Bài Team-Based Learning 4-4: Chuyển dạ bình thường Khung chậu về phương diện sản khoa. Phạm Văn Đức 1, Âu Nhựt Luân 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được cấu tạo của eo trên, eo giữa và eo dưới của khung chậu, đồng thời chỉ được các điểm mốc quan trọng 2. Phân tích được vai trò của các eo khung chậu trong cuộc sanh 3. Phân tích được vai trò của quang kích chậu trong thực hành lâm sàng CẤU TẠO VÀ CÁC EO CỦA KHUNG CHẬU Đoạn đường vượt qua tiểu khung có 3 eo: eo trên, eo giữa và eo dưới. Khung chậu có vai trò rất quan trọng trong sản khoa, vì thai nhi từ trong lòng tử cung muốn sanh qua ngã âm đạo phải vượt qua được đoạn đường bên trong lòng khung chậu. Khung chậu được cấu tạo bởi 4 xương: phía trước và hai bên là hai xương chậu, phía sau là xương cùng-cụt. Mặt trong xương chậu có gờ vô danh (mào eo trên) chia khung chậu làm 2 phần: đại khung phía trên và tiểu khung phía dưới. Tiểu khung là phần quan trọng nhất vì ngôi thai phải vượt qua tiểu khung để đi ra ngoài qua ngã âm đạo. Trên đoạn đường đi từ trong ra ngoài này, thai nhi phải lần lượt vượt qua các vòng eo hẹp, có thể được cấu tạo bằng xương, hay bằng xương và cân-cơ, đó là eo trên, eo giữa và eo dưới. Khi nhìn ngang, lòng tiểu khung có dạng một ống cong về phía trước với hai thành trước và sau không đều nhau. Thành trước ngắn khoảng 4 cm tương ứng với măt sau khớp vệ. Thành sau dài 12-15 cm tương ứng mặt trước xương cùng và xương cụt. Trong chuyển dạ, khi ngôi thai đi qua eo trên gọi là thì lọt, đi từ eo trên đến eo dưới thì gọi là thì xuống; ra khỏi eo dưới gọi là thì sổ. Eo trên là lối vào của tiểu khung, là 1 vòng xương cứng, phía trước là khớp vệ, phía sau là mỏm nhô của xương cùng Eo trên được giới hạn ở phía sau là mỏm nhô

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.