Bài thực hành số 4 sẽ giúp người học biết cách viết các chương trình đa luồng trong Java. Nội dung thực hành gồm: Tạo Project có tên là lab04_tendangnhap; tạo file thực thi interface Runnable; tạo thread; sử dụng method wait() and notify() và từ khóa synchronized cho các thread;. . | Bài thực hành Lập trình Java 2 - Bài thực hành 4: Đa luồng trong Java 1 Bài thực hành số 4 Đa luồng trong Java Tạo Project có tên là lab04_tendangnhap và thực hiện các công việc sau đây: Bài 1: 2 điểm (thời gian thực hiện: 40 phút) Tạo file thực thi interface Runnable và thực hiện các công việc sau: Trong phương thức run() chứa một vòng lặp in ra 10 số tự nhiên đầu tiên và mỗi lần in cách nhau 500 milliseconds. Tạo 2 object từ class MyThread là Thread1 và Thread2 với thứ tự ưu tiên tương ứng mà MAX_PRIORITY và MIN_PRIORITY. Gọi phương thức start() cho cả 2 thread. Bài 2: 2 điểm (thời gian thực hiện: 40 phút) Tạo file , và thực hiện theo yêu cầu: Tạo thread 1 và thread 2 Thread 1 sẽ in ra các số chẵn nằm trong 1 đến 10 Thread 2 sẽ in ra các số lẻ nằm trong 1 đến 10 Viết đoạn code sao cho chương trình sẽ chạy xong thread 1 thì chạy tiếp sang thread 2. Bài 3: 3 điểm (thời gian thực hiện: 40 phút) Tạo file , và thực hiện theo yêu cầu: Thread1: Hiển thị các số từ 1 đến 10 Thread2: Dựa vào các số được hiển thị ở Thead1 in ra tương ứng là “Chẵn” hoặc “Lẻ”. Sử dụng method wait() and notify() và từ khóa synchronized cho các thread trên. Bài 4: (3 điểm) Giảng viên giao thêm bài cho sinh viên Yêu cầu nộp bài Cuối giờ thực hành, sinh viên nén Project lab04_tendangnhap thành file zip có tên tương ứng và upload lên phần nộp bài theo quy định trên LMS. MOB1022 – Lập trình Java 2 Lab4