Mục tiêu của luận án là xác định, đánh giá một số chỉ tiêu sinh sản của lợn Rừng nhập nội từ Thái Lan qua các chỉ tiêu: Tuổi thành thục về tính, tuổi phối giống lần đầu, thời điểm phối giống thích hợp, thời gian mang thai, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian động dục lại sau khi cai sữa, số lượng con sinh ra/lứa, khối lượng ở các lứa tuổi, tỉ lệ nuôi sống đến 24h, tỉ lệ nuôi sống đến 60 ngày, khoảng cách 2 lứa đẻ, chu kì động dục. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu sinh sản và thử nghiệm thụ tinh nhân tạo cho lợn Rừng trong điều kiện nuôi nhốt tại khu vực phía Bắc Việt Nam HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHÙNG QUANG TRƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM THỤ TINH NHÂN TẠO CHO LỢN RỪNG TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI NHỐT TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành : Sinh sản và Bệnh sinh sản gia súc Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Văn Thanh 2. TS. Vũ Như Quán Phản biện 1: . Nguyễn Tấn Anh Hội Chăn nuôi Phản biện 2: TS. Sử Thanh Long Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Đào Đức Thà Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lợn Rừng, với quần thể khá lớn và phân bố rộng khắp lãnh thổ Âu - Á (Euasia) từ lâu đã được loài người khai thác làm thực phẩm, các vật dụng. Lợn rừng có nguồn gốc từ Bắc châu Phi và phần lớn từ vùng Âu - Á (Eurasia) kéo từ các đảo nước Anh (British Isles) đến Triều Tiên và các bán đảo Sunda Islands. Vùng bắc kéo từ Nam Scandinavia tới Nam Siberia và Nhật Bản. Ý tưởng khai thác lợn Rừng - trong đó có việc chăn nuôi - để phục vụ con người, ở nước ta được Lê Hiền Hào (1973) khởi xướng trong cuốn sách “Thú kinh tế ở miền Bắc Việt Nam”. Tuy nhiên mãi đến 2001, một nông dân Bình Phước đã thuần dưỡng một vài con lợn Rừng và lai chúng với một loại lợn đen thường được các đồng bào vùng cao nuôi Năm 2005 một công ty tại Bình Phước đã nhập từ Thái Lan 100 con lợn Rừng Thái Lan về nuôi thử nghiệm. Và sau đó .