Mục đích của luận án nhằm xác định được thành phần, số lượng, tính mẫn cảm với một số thuốc kháng và chế phẩm có nguồn gốc thảo dược của nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm tử cung ở bò. Đánh giá được kết quả của việc sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thảo dược trong phòng, trị bệnh viêm tử cung bò sữa. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung bò sữa HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN NGỌC SƠN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM NGUỒN GỐC THẢO DƯỢC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH VIÊM TỬ CUNG BÒ SỮA Chuyên ngành: Sinh sản và bệnh sinh sản gia súc Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Thanh TS. Nguyễn Hữu Cƣờng Phản biện 1: . Hoàng Kim Giao Hiệp hội Gia súc lớn Phản biện 2: . Phạm Ngọc Thạch Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Phạm Văn Tiềm Bộ Khoa học và Công nghệ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam (2010), nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61%, từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Thực hiện Quyết định số 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001-2010; Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, các địa phương đã quan tâm đầu tư và ban hành nhiều chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa. Đàn bò sữa ở nước ta không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng và năng suất. Tổng đàn bò sữa tăng từ 41,24 ngàn con năm 2000 lên 253,699 ngàn con .