Mục đích của luận án nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các phương thức chăn nuôi đến phúc lợi của lợn nái ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, đề xuất các giải pháp chăn nuôi vừa đảm bảo phúc lợi động vật, vừa đáp ứng được mục tiêu về năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Ảnh hửởng của phƣơng thức chăn nuôi lợn đến chất lƣợng phúc lợi động vật và năng suất chăn nuôi ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN THỊ PHƢƠNG GIANG ẢNH HƢỞNG CỦA PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƢỢNG PHÚC LỢI ĐỘNG VẬT VÀ NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành : Chăn nuôi Mã số : 09 62 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: . VŨ ĐÌNH TÔN Phản biện 1: NGUYỄN VĂN ĐỨC Hội Chăn nuôi Phản biện 2: . TRẦN HUÊ VIÊN Trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS. LÊ THỊ THANH HUYỀN Viện Chăn nuôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam PHẦN 1. MỞ ĐẦU . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chăn nuôi lợn công nghiệp, chuồng trại lợn nái mang thai là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất tại các cuộc thảo luận về phúc lợi động vật. Chuồng cũi cá thể để nuôi lợn nái mang thai được cho là có liên quan đến các vấn đề phúc lợi kém. Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý cho rằng chuồng nuôi nhóm là giải pháp thay thế tốt nhằm cải thiện phúc lợi cho lợn nái mang thai. Chính vì vậy, lệnh cấm nuôi nhốt lợn nái trong cũi đã dần được đưa vào luật ở các nước phát triển như Thụy Điển, Anh, New Zealand. Kể từ 01/01/2013 Liên minh Châu Âu đã ra chỉ thị từ bắt buộc tất cả các trang trại phải sử dụng hệ thống nuôi lợn nái theo nhóm, chỉ cho phép nuôi lợn nái trong cũi 4 tuần sau khi phối giống (EU, 2001). Ở Việt Nam, năm 2015 đã ban hành Luật thú y đầu tiên, trong đó tại điều 21 đã quy định về việc đảm bảo phúc lợi động vật, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quy định