Mục tiêu của luận án là thông qua việc nghiên cứu các thể loại thơ, phú, ký luận án đem đến cái nhìn khái quát về thành tựu nội dung, nghệ thuật thơ văn, góp phần khẳng định vị trí và đóng góp của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Văn học: Thơ văn Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh trong văn học Vãn Trần BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO o0o VŨ VĂN LONG THƠ VĂN TRẦN NGUYÊN ĐÁN, NGUYỄN PHI KHANH TRONG VĂN HỌC VÃN TRẦN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: Người hướng dẫn 1: Trần Thị Hoa Lê Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn 2: Nguyễn Kim Châu Trường Đại học Cần Thơ Phản biện 1: Trần Nho Thìn Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: Vũ Thanh Viện Văn học Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Tính Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm thông tin Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà NộiThư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc Thư viện Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Sau gần 500 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều biến cố lịch sử, văn học Lý – Trần phần lớn đã bị thất lạc, song tất cả những gì còn lại đến hôm nay cũng đủ minh chứng cho chúng ta thấy đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, giới nghiên cứu trước nay mới chủ yếu tập trung vào giai đoạn Lý – Thịnh Trần (TK X XIII), đất nước cường thịnh; còn giai đoạn Vãn Trần (nửa cuối TK XIV đầu TK XV), đất nước khủng hoảng, văn học được cho là không có nhiều thành tựu, nên chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức. Tuy nhiên, chúng ta cũng đễ nhận thấy đây là giai đoạn diễn ra các cuộc vận động lớn từ đời sống xã hội đến kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hóa của đất nước; đồng thời tác động đến sự .