Mục tiêu nghiên cứu của luận án: Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu, luận án phân tích quá trình hội nhập khu vực về đối ngoại và an ninh, xác định mức độ hội nhập, dự báo xu hướng hội nhập khu vực và triển vọng thực thi Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu đến năm 2025, liên hệ thực tiễn với ASEAN và Việt Nam. | Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------ MẠC NHƯ QUỲNH HỘI NHẬP KHU VỰC Ở CHÂU ÂU: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VÀ AN NINH CHUNG CHÂU ÂU CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, năm 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Ngoại giao Người hướng dẫn khoa học: 1. . Tạ Minh Tuấn 2. TS. Đỗ Thị Thanh Bình Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Ngoại giao vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Ngoại giao 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài của luận án là: “Hội nhập khu vực ở châu Âu: Trường hợp nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và An ninh chung châu Âu”. Luận án này được hình thành và thực hiện với các lý do chính sau: Về tính cấp thiết, Liên minh châu Âu (EU) là mô hình liên kết khu vực độc đáo và duy nhất trên thế giới đang thực hiện hội nhập trên lĩnh vực đối ngoại và an ninh. Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP), bao gồm Chính sách An ninh Quốc phòng chung (CSDP) là biểu hiện cụ thể của tiến trình hội nhập này, đã được triển khai qua gần ba thập kỷ nhưng vẫn chưa đạt được các mục tiêu kỳ vọng của các nhà lập pháp châu Âu. Sự kiện Anh rời khỏi Liên minh sau thất bại của cuộc trưng cầu dân ý (2016) đặt ra nhiều vấn đề mới về thực trạng, triển vọng hội nhập trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh và tác động của nó vào tiến trình hội nhập chung ở châu Âu. Về ý nghĩa thực tiễn, EU là một trong ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và ngày càng có ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Với Việt Nam, EU là đối tác quan trọng trên bình diện song phương và đa phương. Nghiên cứu chủ thể EU mang tính tham khảo