Mục tiêu của luận án là làm rõ cơ sở hoạch định chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ 1993 đến 2017; Phân tích nội dung, quá trình thực hiện chính sách; Phân tích kết quả và tác động của chính sách, dự báo những khả năng thay đổi, điều chỉnh trong chính sách, từ đó đưa ra khuyến nghị cho Việt Nam. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế: Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO -------------------- ĐỖ MẠNH HÀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 9 31 02 06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hà Nội, 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Ngoại giao Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. Đỗ Thanh Bình Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Nguyễn Thái Yên Hƣơng Học viện Ngoại giao Phản biện 1: . Nguyễn Phƣơng Bình - Học viện Ngoại giao Phản biện 2: . Trần Thị Vinh - Đại học Sƣ phạm Hà Nội Phản biện 3: . Võ Kim Cƣơng - Viện Sử học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tại Học viện Ngoại giao vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện Học viện Ngoại giao 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài . Thời gian qua, khu vực Đông Nam Á đƣợc xem là khu vực có sự gia tăng ảnh hƣởng và cạnh tranh chiến lƣợc mạnh mẽ của nhiều nƣớc lớn trên thế giới. Nổi lên là sự gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc, với chính sách đối ngoại: “Ngoại giao nước lớn là then chốt; ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu; ngoại giao với các nước đang phát triển là cơ sở” nhằm duy trì vai trò và ảnh hƣởng đến thế giới và khu vực. Nhìn lịch sử đối ngoại của Trung Quốc nói chung và chính sách đối với Campuchia nói riêng, qua nghiên cứu tôi thấy, đối với nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc luôn thể hiện sự dè chừng và xác định quan hệ với nƣớc lớn là “then chốt” nhƣ tinh thần Đại hội 16 ĐCS Trung Quốc đã đề cập; nhƣng với nƣớc nhỏ, điển hình nhƣ Campuchia, Trung Quốc luôn áp đặt quan hệ là nƣớc lớn có tiềm lực kinh tế và sức ảnh hƣởng mạnh trên thế giới, để quan hệ với một nƣớc nhỏ, lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào bên ngoài, nhằm tạo ra các “lợi thế” cho minh trong các vấn đề