Mục đích của luận án: Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. | Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Luật học: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH CHU THỊ THÖY HẰNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2018 Công trình đƣợc hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. TÀO THỊ QUYÊN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hiến pháp là đạo luật cơ bản, tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bảo vệ đặc biệt. Nhà nước pháp quyền có mục tiêu cao nhất nhằm bảo vệ các quyền và tự do của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Các quyền con người cũng là một nội dung quan trọng, một cấu phần cơ bản trong bất kỳ bản Hiến pháp của quốc gia nào. Vì vậy, giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp cũng chính là hướng đến mục tiêu bảo đảm quyền con người. Nhu cầu phải có một cơ chế pháp lý (CCPL) giám sát thực hiện (GSTH) các quy định của Hiến pháp nhằm đảm bảo cho Hiến pháp được tôn trọng và thực hiện ở mức cao nhất cũng chính là bảo đảm để quyền tự do của công dân không bị vi phạm từ phía các cơ quan nhà .