Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển văn hóa nhà trường (VHNT) ở trường Cao đẳng sư phạm đề tài đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa nhà trường CĐSP, góp phân nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển văn hóa nhà trường Cao đẳng Sư phạm vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM --------- --------- VŨ THỊ QUỲNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. Nguyễn Dục Quang 2. Đặng Quốc Bảo HÀ NỘI - 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển văn hóa nhà trường tích cực là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển văn hóa nhà trường giúp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi của một nhà trường, duy trì những giá trị truyền thống tốt đẹp và ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía môi trường xã hội. Vậy muốn phát triển văn hóa nhà trường đạt kết quả cao cần có quá trình quản lý phù hợp. Tuy nhiên thực tiễn trong quá trình quản lý tại các nhà trường còn gặp rất nhiều hạn chế về nội dung cũng như cách thức hoạt động. Điều này cản trở các nhà trường tạo nên một văn hóa đặc trưng. Trường Cao đẳng Sư phạm nằm trong hệ thống trường Đại học, Cao đẳng, đào tạo nên những thầy cô giáo cho bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đó là đào tạo giảng viên giảng dạy và có khả năng làm tốt công tác giáo dục sinh viên. Vì vậy bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn và khả năng nghiệp vụ sư phạm nhà trường còn phải thực hiện tốt việc giáo dục sinh viên để trở thành những nhà giáo mẫu mực sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế vấn đề xây dựng và phát triển một văn hóa nhà trường tích cực có tác động rất lớn tới việc đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên do sự thay đổi của mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới, những tác động từ phía môi trường bên ngoài thì công tác phát triển văn hóa