Đề tài đánh giá thực trạng kỳ thị đối với trẻ em BAHBH tại quận 8 và quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh (). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ thị và hậu quả của kỳ thị. Đồng thời, ứng dụng kết quả nghiên cứu dưới góc nhìn xã hội học góp phần xóa đi sự kỳ thị của cộng đồng xã hội và hoàn thiện dần lý luận và phương pháp luận xã hội học về kỳ thị cũng là mục đích khác mà luận án muốn hướng tới. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Xã hội học: Kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (nghiên cứu tại quận 8 và quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- VÕ HOÀNG SƠN KỲ THỊ ĐỐI VỚI TRẺ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS (NGHIÊN CỨU TẠI QUẬN 8 VÀ QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Chuyên ngành: Xã Hội Học Mã số: 9 31 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TRẦN THỊ KIM XUYẾN HÀ NỘI - 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: . Trần Thị Kim Xuyến Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Học viện Khoa học xã hội PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS là một vấn đề toàn cầu, mà cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang cùng nhau giải quyết để đạt được một trong ba mục tiêu “Không còn kỳ thị với người có HIV” nhằm để kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. Kỳ thị liên quan đến HIV được coi là trở ngại chính đối với sự thành công và loại trừ được dịch AIDS. Hội nghị Tư vấn khu vực Đông Á Thái Bình Dương về trẻ em và HIV/AIDS năm 2006 đã nhận ra vấn đề trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV (trẻ BAHBH) chưa được sự quan tâm thật sự, kỳ thị với trẻ em BAHBH đã tước đi các quyền cơ bản của các em. Bên cạnh đó, cũng chưa có những chương trình hành động và các văn bản chính sách của các quốc gia. Tại Việt Nam, nghiên cứu về kỳ thị đối với trẻ em BAHBH vẫn còn rất khiêm tốn. Hơn thế nữa, việc vận dụng các lý thuyết vào nghiên cứu kỳ thị ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Đây chính là lý do luận án “Kỳ thị đối với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (nghiên cứu tại quận 8 và quận Bình Thạnh, thành