Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất sử dụng phòng chống sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017

Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định thành phần loài Anopheles, phân bố, sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2014-2017. Đánh giá sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với lambda - cyhalothrin và alpha-cypermethrin tại các điểm nghiên cứu. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất sử dụng phòng chống sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét (SR) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với con người, do một số loài ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium (P.) gây ra; mỗi năm trên thế giới có hàng trăm triệu người mắc bệnh và hàng trăm nghìn người chết do SR. Trên thế giới đến nay, đã xác định có khoảng 420 loài muỗi thuộc giống Anopheles, trong đó có khoảng 70 loài là véc tơ sốt rét cho người trong điều kiện tự nhiên [21]. Ở Việt Nam đã xác định được khoảng 64 loài Anopheles trong đó có 15 loài là véc tơ sốt rét, với 3 véc tơ sốt rét chính là An. dirus, An. minimus và An. epiroticus [21]. Ở Việt Nam bệnh sốt rét lưu hành nặng, vùng sốt rét chiếm tới 2/3 diện tích, khoảng 50% dân số sống trong vùng SR. Khu vực miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN) có hơn 70 % dân số sống trong vùng có nguy cơ SR với sự di biến động dân cư lớn. Đây là khu vực tình hình SR phức tạp nhất ở Việt Nam: Hàng năm số bệnh nhân sốt rét (BNSR) chiếm gần 50 %; KSTSR chiếm 75 %; sốt rét ác tính và tử vong sốt rét chiếm trên 80 % so với cả nước. Do vậy việc đánh giá: Thành phần loài Anopheles, phân bố, đặc điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với hóa chất sử dụng phòng chống sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên 2014 - 2017 là hết sức cần thiết, nhằm làm cơ sở dữ liệu xây dựng kế hoạch phòng chống véc tơ (PCVT) góp phần giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết, khống chế bệnh sốt rét ở các tỉnh này nói riêng và cả nước nói chung. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định thành phần loài Anopheles, phân bố, sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của các véc tơ sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2014-2017. 2. Đánh giá sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét với lambda - cyhalothrin và alpha-cypermethrin tại các điểm nghiên cứu. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 121 trang được chia thành các phần sau:

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.