Mục đích cơ bản của luận án này là phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn về cơ cấu CN trên thế giới và Việt Nam, tác giả luận án đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng cơ cấu ngành CN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển cơ cấu CN vùng trong giai đoạn 2018 – 2030. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Địa lí: Nghiên cứu cơ cấu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---- ----- ĐỖ ANH DŨNG NGHIÊN CỨU CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9310501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC HÀ NỘI – 2019 Công trình được hoàn thành tại Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS Lê Văn Thông Phản biện 1: Phạm Hoàng Hải - Viện Địa lí Phản biện 2: . Đỗ Thúy Mùi - Trường Đại học Tây Bắc Phản biện 3: Nguyễn Ngọc Sơn - Trường ĐH KTQD Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn phát triển CN của Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2016 cho thấy CN luôn là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá cao và chiếm tỉ trọng lớn trong quy mô GDP cả nước hàng năm (khoảng 30%). Tuy vậy, việc phát triển CN trong bối cảnh toàn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng CN như hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải chuyển dịch cơ cấu CN nhằm tiếp tục phát huy vai trò của ngành đồng thời tận dụng các thời cơ (về ứng dụng khoa học công nghệ, thị trường, ) và ứng phó với các thách thức khi một số ưu thế truyền thống của Việt Nam trước đây đang giảm dần (như giá nhân công, tài nguyên thiên nhiên ). Trong quá trình phát triển CN ở Việt Nam, vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là hết sức quan trọng bởi đây là những đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu CN của cả nước. Trong số 04 vùng KTTĐ ở nước ta, sản xuất CN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ luôn chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (chiếm 27,4% năm 2016) và có đóng góp quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng sản xuất CN của cả nước (đóng góp 28,4% trong giai .