Mục đích của luận án: nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển KCHT GTĐB theo hình thức PPP ở Việt Nam, một trong những nước đang phát triển trên thế giới và đang trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện hình thức PPP, từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh vực KCHT GTĐB. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHẠM DIỄM HẰNG NGHIÊN CỨU THU HÚT KHU VỰC TƯ NHÂN THAM GIA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Giao thông Vận tải Người hướng dẫn khoa học: 1. . Nguyễn Hồng Thái 2. . Phạm Văn Vạng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Giao thông Vận tải. Vào hồi giờ, , ngày .tháng . năm 2018 Có thể tìm thấy luận án tại: Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu ngày càng tăng đối với KCHT và dịch vụ công đã buộc nhiều Chính phủ trên thế giới thúc đẩy huy động vốn và chuyên môn của khu vực tư nhân thông qua hình thức đối tác công tư (PPP). Ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) là một trong những nút thắt cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nên phát triển KCHT luôn được coi là trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1991 đến nay và từ nay đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, KCHT GTĐB hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Nhu cầu lớn về phát triển KCHT vượt quá khả năng của ba nguồn tài chính là vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA và trái phiếu Chính phủ. Khu vực tư nhân, với những lợi thế về áp lực cạnh tranh, quản lý các rủi ro có hiệu quả hơn so với khu vực Nhà nước dẫn đến KCHT được thực hiện bởi khu vực tư nhân với chất lượng tốt hơn, tiết kiệm chi phí và giảm bớt các rủi ro. Như vậy,