Mục đích nghiên cứu của đề tài là xử lý amoni trong nước ngầm vùng Hà Nội với hàm lượng nhỏ hơn 25mg/L (20mgN/L) bằng quá trình Nitrat hóa (Nitrification) và khử Nitrat (Denitrification) đồng thời trong thiết bị sử dụng vật liệu mang vi sinh chuyển động (MBBR) với vật liệu mang dạng xốp (DHY) có diện tích bề mặt cao khoảng m2 /m3, độ xốp lớn và trọng lượng nhẹ dễ chuyển động trong nước, trong điều kiện không bổ sung cơ chất. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu, ứng dụng xử lý amoni trong nước ngầm trên hệ thiết bị sử dụng vật liệu mang vi sinh chuyển động BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRỊNH XUÂN ĐỨC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC NGẦM TRÊN HỆ THIẾT BỊ SỬ DỤNG VẬT LIỆU MANG VI SINH CHUYỂN ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 9 52 03 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI – 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: . Trần Đức Hạ Người hướng dẫn khoa học 2: . Ngô Quốc Bưu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ , ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nhu cầu về nước sạch, đảm bảo vệ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu và đã trở thành chiến lược của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ở nước ta mức sống của người dân đang từng ngày được cải thiện, ý thức về bảo vệ sức khỏe ngày càng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn như thủ đô Hà Nội. Đây là khu vực có mức độ tập trung dân cư cao thứ hai cả nước với dân số khoảng 7 triệu người năm 2014. Tuy nhiên cùng với sự phát triển nhiều mặt của thủ đô, thì vấn đề cấp nước sạch vẫn chưa thể đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Kết quả khảo sát của Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Bắc lại cho thấy hàm lượng ô nhiễm amoni trong nước ngầm ở Hà Nội đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, có những nơi cao gấp 10 - 20 lần. Sự lo ngại lớn nhất về vấn đề .