Luận án "Nghiên cứu sử dụng vật liệu keo tụ sinh học chế tạo từ hạt muồng hoàng yến (Cassia fistula L.) để cải thiện chất lƣợng nước thải công nghiệp" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm nghiên cứu vật liệu chế tạo từ hạt Muồng Hoàng Yến kết hợp nano từ tính để cải thiện môi trường nước thải công nghiệp dệt nhuộm và xi mạ. | Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sử dụng vật liệu keo tụ sinh học chế tạo từ hạt muồng hoàng yến (Cassia fistula L.) để cải thiện chất lƣợng nước thải công nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Môi trƣờng đất và nƣớc Mã ngành: 62440303 TÊN NCS: ĐÀO MINH TRUNG TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU KEO TỤ SINH HỌC CHẾ TẠO TỪ HẠT MUỒNG HOÀNG YẾN (CASSIA FISTULA L.) ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG NƢỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Cần Thơ, 2018 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU . Đặt vấn đề Trong những năm gần đây bên cạnh những thành tựu to lớn, con người đã dần hủy hoại môi trường sống của mình do các chất thải thải ra từ các công đoạn sản xuất mà không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để. Quá trình ô nhiễm một phần do việc sử dụng hóa chất có nguồn gốc hóa học trong quá trình vận hành để cải thiện chất lượng nước thải công nghiệp, xi mạ, dệt nhuộm, thủy sản được ứng dụng khá rộng rãi. Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải một phần dư lượng các chất ô nhiễm gây ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường tiếp nhận (Vijayaraghavan, 2011). Ngoài ra ô nhiễm thứ cấp còn làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của hệ sinh thái của nước theo chiều hướng xấu đi và đây là thực trạng cấp thiết cần có giải pháp thay đổi vật liệu trong quá trình vận hành từ đó cải thiện chất lượng môi trường tiếp nhận (Nguyễn Thị Phương Loan, 2011). Do đó nghiên cứu tìm ra vật liệu thân thiện môi trường ngày càng được quan tâm trong xử lý nước hiện nay, một số nghiên cứu điển hình sử dụng vật liệu thân thiện môi trường như, Mangale Sapanda, 2012; Muhammad Asif Hanif, 2008). Theo Đoàn Thị Thúy Ái (2013), Nguyễn Văn Cường và Huỳnh Thị Kim Ngọc (2014); Luciano Carlos et al. (2013), nghiên cứu sử dụng vật liệu nano trong xử lý nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm và xi mạ. Những nghiên cứu trên cho thấy vật liệu sinh học có tiềm năng thay thế vật liệu có nguồn