Khảo sát các bài kệ truyền thừa pháp danh của Phật giáo Đàng Trong, liên hệ với cách đặt tên trong hoàng tộc nhà Nguyễn

Từ việc nghiên cứu pháp danh theo các bài kệ truyền thừa của dòng thiền Lâm Tế của Phật giáo Đàng Trong, liên hệ với cách đặt tên của Hoàng tộc nhà Nguyễn do vua Minh Mạng định ra, tác giả cho rằng giữa hai bên có tính kế thừa thông qua những nét tương đồng. | Khảo sát các bài kệ truyền thừa pháp danh của Phật giáo Đàng Trong, liên hệ với cách đặt tên trong hoàng tộc nhà Nguyễn Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (130) . 2016 43 KHẢO SÁT CÁC BÀI KỆ TRUYỀN THỪA PHÁP DANH CỦA PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG, LIÊN HỆ VỚI CÁCH ĐẶT TÊN TRONG HOÀNG TỘC NHÀ NGUYỄN Phạm Đức Thành Dũng* Triều Nguyễn đã để lại một kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đồ sộ mà nhiều nghiên cứu gần đây đánh giá là có thể bằng tổng của các triều đại trước đó cộng lại, trong đó có một mảng văn hóa rất riêng chưa hề trùng lắp với bất cứ một triều đại nào ở Việt Nam hay các nước đồng văn khác, đó là một hệ thống đặt tên trong Hoàng tộc hết sức độc đáo mà đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến, song nhiều người vẫn còn mơ hồ vì sự đa dạng cũng như sự quy định quá rạch ròi theo một khuôn phép rất chặt chẽ đến từng chi tiết cho các hệ, các phòng Tiền hệ tức tính từ chúa Nguyễn Hoàng cho đến chúa Nguyễn Phúc Thuần gồm chín đời chúa có cách đặt tên khác; Chánh hệ là con cháu của vua Gia Long trở về sau lại chia ra Đế hệ dùng chỉ con cháu của vua Minh Mạng và Phiên hệ để chỉ con cháu của những hoàng thân là anh em ruột của vua Minh Mạng, lại có những cách đặt tên riêng biệt. Bên phái nữ lại khác nữa, có những cách gọi tên hết sức riêng chưa hề có ở bất cứ thời đại nào trong lịch sử mà đến nay nhiều người vẫn chưa hiểu thấu đáo. Rồi số người thuộc Hoàng tộc nhưng đang ở quý hương, quý huyện (Tống Sơn - Thanh Hóa. Đang bàn trong bối cảnh thời vua Minh Mạng) lại đặt tên theo cách riêng nữa. Bên cạnh đó, khi truy tôn Hoàng đế cho ông Nguyễn Kim, ông Nguyễn Phúc Luân và 9 đời chúa Nguyễn, triều Nguyễn còn dâng lên các Miếu hiệu, Thụy hiệu rất đặc hữu; rồi lại có cả những quy định sẵn về tên gọi cho các vì vua được lên ngôi (Đế danh) chép rõ ràng trong kim sách; thậm chí khắc sẵn trên Cửu đỉnh những mỹ tự quy định Thụy hiệu cho các vua đời sau Chúng tôi có khảo cứu một số triều đại trước Nguyễn, cả Việt Nam và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.