Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo”

Bài viết này đề xuất khái niệm “độ tụ của sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật đang xét, tức là nghiên cứu hiện vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau (bao gồm hiện vật khảo cổ và tư liệu chữ viết) ở góc độ liên ngành. Về mặt lý thuyết, khi “độ tụ của sử liệu” càng cao thì giả thuyết càng thuyết phục. | Nghiên cứu lịch sử, chức năng ấn “Sắc mệnh chi bảo” 90 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ, CHỨC NĂNG ẤN “SẮC MỆNH CHI BẢO” (từ độ tụ của sử liệu) Trần Trọng Dương* Hiện vật mang dòng chữ 勑命之寶 “Sắc mệnh chi bảo” (SMCB) khai quật tại hố G18, khu G - Vườn Hồng Hoàng thành Thăng Long (HTTL) ở độ sâu 6,38m dưới mặt nước biển là một hiện vật khảo cổ được giới khoa học và xã hội quan tâm trong khoảng thời gian gần đây. Đã có nhiều ý kiến khác nhau trong việc nghiên cứu và giám định cổ vật này. Mỗi ý kiến đưa ra đều có lập luận riêng và cứ liệu riêng. Bài viết này sẽ thảo luận về vấn đề thao tác luận trong nghiên cứu văn bản học, giám định niên đại, và nghiên cứu lịch sử-văn hóa của hiện vật đang xét, cũng như ấn SMCB nói riêng và loại hình ấn SMCB nói chung. Bài viết đề xuất khái niệm “độ tụ sử liệu” để nhận định về niên đại văn hóa của hiện vật, tức là nghiên cứu hiện vật này từ nhiều nguồn sử liệu khác nhau ở góc độ liên ngành, bao gồm khảo cổ học lịch sử, sử liệu học - sử học, ấn chương học, lịch sử hành chính Sử liệu ở đây bao gồm sử liệu văn vật (hiện vật khảo cổ) và sử liệu văn hiến (tư liệu chữ viết). Về mặt lý thuyết, khi độ tụ của sử liệu càng cao thì giả thuyết càng thuyết phục; khi độ tụ của cứ liệu phân tán thì sẽ có nhiều giả thuyết khác nhau, và các giả thuyết đều yếu (ở những mức độ khác nhau). Và một giả thuyết được coi là có độ tin cậy cao hơn khi cứ liệu có hệ thống và có mối quan hệ mật thiết với nhau (tính liên văn bản). 1. Hiện vật SMCB từ góc độ khảo cổ học lịch sử Hiện vật SMCB được các nhà khảo cổ học (ví dụ Tống Trung Tín, Hoàng Văn Khoán) công bố là được tìm thấy tại lớp văn hóa thời Trần với địa tầng ổn định, có những di vật có niên đại Trần đi kèm, được ngăn cách với lớp vô sinh, dưới lớp văn hóa thời Lê sơ.(1) Tác giả Lê Văn Lan đi xa hơn với bốn kết luận: “Chiếc ấn này được tạo tác trong thời gian từ ngày 19 tháng Giêng năm 1258 đến ngày 29 tháng Giêng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
366    63    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.