Làm gì để tăng cường thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa

Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường các thể chế pháp lý và đẩy mạnh các hoạt động quản lý nhà nước để tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa trong bối cảnh hiện nay. Đó là cách thức công bằng đối với lịch sử và cũng nhằm tỏ lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân. | Làm gì để tăng cường thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017 113 BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM LÀM GÌ ĐỂ TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHỦ QUYỀN Ở HOÀNG SA ? Võ Công Trí* Hoàng Sa nói ở đây là quần đảo Hoàng Sa - một huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Vài nét về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa Nhiều nguồn sử liệu tin cậy(1) cho thấy, từ thế kỷ 17, người Việt đã dong thuyền ra đánh bắt hải sản và khai thác yến sào trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Công cuộc khai thác, chiếm hữu này được thực hiện liên tục, sau này được tổ chức ngày càng chính quy hơn. Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lập ra đội Hoàng Sa, hằng năm cử đội này ra Hoàng Sa thăm dò, đo đạc hải trình, khai thác yến sào trên đảo và thu nhặt vũ khí, vàng bạc, hàng hóa. từ các con tàu đắm của nước ngoài khi đi ngang qua vùng biển này. Từ nửa sau thế kỷ 18, ngoài đội Hoàng Sa, chúa Nguyễn còn lập thêm đội Bắc Hải trực thuộc đội Hoàng Sa. Hằng năm từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, chính quyền sai cử hai đội này ra Hoàng Sa và Trường Sa để khai thác sản vật, kiêm thêm công vụ kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền ở khu vực này. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải được tổ chức có hệ thống, hoạt động ổn định, chuyên nghiệp và kéo dài đến tận cuối thế kỷ 18.(2) Công việc này không hề gặp bất kỳ một sự phản ứng hay tranh chấp nào từ các quốc gia lân cận. Sau khi lên ngôi, năm 1803, vua Gia Long đã ra chỉ dụ củng cố các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt các đội này vào trong cơ cấu tổ chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quản lý toàn bộ khu vực Biển Đông. Năm 1816, vua Gia Long đã sai đội Hoàng Sa phối hợp cùng với thủy quân của triều đình ra thăm dò, đo đạc thủy trình và cắm cờ xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Việc này được người phương Tây đương thời ghi nhận, coi đây là hoạt động chiếm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
389    174    1    29-04-2024
4    130    3    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.