Bài viết đưa ra gợi ý về thời điểm xuất hiện tương đối sớm của ngôi đền Cổ Lương trong hệ thống các đền phủ thờ phụng Mẫu Liễu ở Thăng Long - Hà Nội. Rất có thể ở khoảng thời gian từ sơ kỳ tới hậu bán thế kỷ XVIII (1720 - 1770), khu vực làng Cổ Lương ở bên cạnh bến sông Tô Lịch ăn thông ra Sông Hồng, người ta đã bắt đầu thờ vọng Mẫu Liễu (có gốc từ Sòng Sơn và Vân Cát). | Hình ảnh mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình với câu đối dâng năm 1922 cho đền Cổ Lương Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ HÌNH ẢNH MẪU LIỄU VÀ PHONG TRÀO DÂN TỘC ĐẦU THẾ KỶ XX: TRƯỜNG HỢP TRÍ THỨC KHOA BẢNG TRẦN TÁN BÌNH VỚI CÂU ĐỐI DÂNG NĂM 1922 CHO ĐỀN CỔ LƯƠNG Chu Xuân Giao* 上 界 神 而 仙 霊 気 地 連 崇 葛 外 大 名 生 不 死 彤 徽 史 在 趙 徴 間 Thượng giới thần nhi tiên, linh khí địa liên Sùng Cát ngoại; Đại danh sinh bất tử, đồng huy sử tại Triệu Trưng gian. (Câu đối do nhóm Trần Tán Bình soạn và dâng cho đền Cổ Lương năm 1922) In the High World, gods and fairies roam, in the Earthly Word this sacred atmosphere honors Her in Vân Cát; Her name is eternal, in history she is placed next to Hai Bà Trưng, Bà Triệu. (Bản dịch tiếng Anh của nhóm FVH từ bản sao ở Phủ Tây Hồ, công bố lần đầu năm 2004) Là thần mà cũng là tiên trên thượng giới, linh khí trùm khắp cõi bắt đầu từ đền Sùng đền Cát; Là đấng bất tử danh tiếng lẫy lừng, công tích huy hoàng còn lưu trong sử sách cùng Bà Triệu Bà Trưng. (Bản dịch tiếng Việt của CXG từ kết hợp bản gốc và các bản sao, công bố lần đầu năm 2008) Lời mở: Thông điệp của những hiện vật tưởng như tồn tại rời rạc Ý tưởng của bài viết này được hình thành dần trong quá trình điều tra điền dã lâu dài của chúng tôi tại các đền phủ đang thờ phụng Mẫu Liễu (Bà chúa Liễu Hạnh, Thánh mẫu Liễu Hạnh), trung tâm là Phủ Tây Hồ ở Hà Nội. Quá trình này có thể bắt đầu tính từ giữa thập niên 1990 - khi mà tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng Mẫu Liễu đã bước vào thời kỳ phục hưng nhờ chính sách Đổi Mới.(1) Gợi ý trực tiếp đầu tiên là từ nội dung của một đôi câu đối bằng Hán văn được xem là “truyền lại từ ngày xưa”(2) vẫn được treo trang trọng trong chính điện của Phủ Tây Hồ mà chúng tôi tiếp xúc lần đầu tiên vào khoảng các năm 1994 - 1995 [Đặng Văn Lung 1995: 18]. Câu đối này được đưa làm lời đề từ bài viết .