Tác giả bài viết này tán thành với ý kiến trên và cho rằng cần nghiên cứu ứng dụng Chương trình Tú tài phân ban của Pháp kết hợp với Chương trình Trung học Tổng hợp Đệ nhị cấp ở miền Nam trước năm 1975 để xây dựng một chương trình Giáo dục phổ thông phù hợp với hiện trạng đất nước. | Ba kiểu chương trình học và sự lựa chọn cho giáo dục nước ta Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (137) . 2017 113 TRAO ĐỔI BA KIỂU CHƯƠNG TRÌNH HỌC VÀ SỰ LỰA CHỌN CHO GIÁO DỤC NƯỚC TA Lê Vinh Quốc* Bản Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới được công bố (tháng 4/2017) đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp theo hướng băn khoăn về tính khả thi của nó. Thậm chí đã có người đề nghị: nên nhập khẩu chương trình học của nước ngoài để đổi mới nền giáo dục nước ta. Vậy, nguồn gốc của vấn đề nằm ở đâu? Và vấn đề phải được giải quyết như thế nào? 1. Nền giáo dục hiện đại nảy sinh và phát triển ở các nước tiên tiến phương Tây; nên việc các nước Á Đông đi sau phải tiếp nhận chương trình học của các nước tiên tiến để áp dụng cho nước mình là điều dĩ nhiên. Cho đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông (GDPT) quốc tế đã và đang tồn tại 3 kiểu chương trình học chủ yếu là chương trình đồng nhất (uniform curriculum), chương trình phân ban (divisional curriculum) và chương trình tự chọn (elective curriculum). Chương trình đồng nhất là loại chương trình học cổ điển nhất, theo đó tất cả học sinh cùng học các môn học với những chủ đề, dung lượng, thời lượng và tiến độ thực hiện như nhau để đạt mục tiêu đào tạo duy nhất. Chương trình học này thường chỉ bao gồm các môn học văn hóa và khoa học cơ bản, hầu như không có định hướng nghề nghiệp và dạy nghề. Đó là loại chương trình áp đặt, buộc mọi học sinh phải thực hiện mà không có bất cứ một sự lựa chọn nào. Loại chương trình học này hình thành ở miền Bắc nước ta theo mô hình hệ thống GDPT 10 năm của Liên Xô (trước đây) cho đến cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba (từ 1980) với hệ thống GDPT 12 năm áp dụng trên toàn quốc. Chương trình học phân ban là kiểu chương trình có sự phân biệt về chủ đề, dung lượng, thời lượng và tiến độ môn học để đạt đến một số mục tiêu khác nhau. Chương trình học này cho phép học sinh lựa chọn những ban học .