Bài viết này là một nghiên cứu sơ thám về hoạt động tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam trong quá khứ, thông qua trường hợp sách Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh (1734- 1785), và là một nghiên cứu liên ngành giữa bản đồ học (cartography) với văn hiến học và literacy studies (nghiên cứu tri tạo kiến văn). | Bản đồ và tri tạo kiến văn địa lý ở Việt Nam thời tiền hiện đại qua mẫu hình nhà nho hành đạo Nguyễn Huy Quýnh Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 65 BẢN ĐỒ VÀ TRI TẠO KIẾN VĂN ĐỊA LÝ Ở VIỆT NAM THỜI TIỀN HIỆN ĐẠI QUA MẪU HÌNH NHÀ NHO HÀNH ĐẠO NGUYỄN HUY QUÝNH Trần Trọng Dương* 草木驚風鶴 - Thảo mộc kinh phong hạc, 山川入版圖 - Sơn xuyên nhập bản đồ. (Cây cỏ hãi hùng trận mạc, Núi sông đã nhập bản đồ.) (Lê Thái Tổ, 1431) Địa lý học (geography) và bản đồ học (cartography) truyền thống ở Việt Nam trong thời trung đại là hai bộ môn quan trọng, nhưng lại tồn tại như những môn học bí truyền, là bộ phận không thể tách rời của truyền thống địa lý - bản đồ Đông Á với các thuật ngữ gốc Hán như đồ 圖, dư đồ 輿圖, bản đồ 版圖, địa đồ 地圖, toàn đồ 全圖 (Whitmore, John K 1994: 479). Các hiểu biết về địa lý giai đoạn này được kiến tạo trong bối cảnh tri thức đa ngành, trong đó phải kể đến thiên văn học (astronomy), phong thủy (geomancy), lịch pháp, và nhiều vấn đề hữu quan như địa danh (đặc biệt là địa danh hành chính), dân tục, văn hóa, giao thông, quân sự Địa lý - bản đồ hầu như chưa từng được coi là các môn học tập trong hệ thống giáo dục quan phương, hay chưa được đưa vào hệ thống khoa cử như các môn cần phải khảo thí mà tồn tại như một phần mảnh của việc chép sử (historiography). Các bộ sử ký thường chứa đựng các thông tin về địa lý theo nhiều kiểu loại khác nhau (Bol, Peter K. 2016: 72). Nhưng nhận thức về địa lý lại được coi như là một công cụ hữu hiệu của quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý lãnh thổ quốc gia bởi nó liên quan mật thiết đến sản vật, khoáng sản, quản lý nhân khẩu, chính sách tô thuế - sưu dịch, biên giới lãnh thổ, ngoại giao - triều cống, và quân sự, đặc biệt bản đồ là công cụ hữu hiệu của các cuộc chiến tranh để tranh giành lãnh thổ, dân cư, sản vật . Bản đồ trở thành biểu tượng cho sự sở hữu và quy thuộc của các cộng đồng trong bối cảnh văn hóa - lịch sử. Dâng cống bản đồ không chỉ là .