Bài viết tập trung giải quyết một vấn đề đang diễn ra khá phức tạp hiện nay ở vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng quan hệ tộc người ở vùng biên giới và những nguyên nhân, tác động của nó đến sự phát triển bền vững xã hội vùng biên giới. | Một số vấn đề về quan hệ tộc người vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (140) . 2017 89 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUAN HỆ TỘC NGƯỜI VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Mạnh* Mở đầu Biên giới quốc gia là ranh giới xác định lãnh thổ quốc gia, gồm biên giới trên bộ, biên giới trên biển (nếu đó là quốc gia có biển), biên giới vùng trời và biên giới lòng đất. Việt Nam là một quốc gia có chung biên giới với nhiều nước trong khu vực: Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây, vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông với tổng chiều dài trên bộ và bờ biển. Biên giới và vùng biên giới ở nước ta trong những năm qua đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp: ở biên giới trên biển là sự tranh chấp với các nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines, Đài Loan, Trung Quốc. Còn biên giới trên đất liền thường xảy ra những hiện tượng quan hệ kinh tế tiềm ẩn nguy cơ tội phạm, quan hệ tộc người tiềm ẩn những vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững khu vực biên giới,. Tỉnh Thừa Thiên Huế có đường biên giới với nước CHDCND Lào dài 81km, tiếp giáp với các tỉnh Saravane và Sekong. Trong lịch sử, cho đến nay, cùng với tuyến biên giới Việt - Lào dài , biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế luôn ổn định, hòa bình và hữu nghị. Tuy nhiên, không phải không tồn tại những vấn đề phức tạp. Bài viết này vì vậy, tập trung giải quyết một vấn đề đang diễn ra khá phức tạp hiện nay ở vùng biên giới Việt - Lào ở tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng quan hệ tộc người ở vùng biên giới và những nguyên nhân, tác động của nó đến sự phát triển bền vững xã hội vùng biên giới. 1. Thực trạng quan hệ tộc người ở vùng biên giới Việt - Lào Ở khu vực biên giới Việt - Lào tỉnh Thừa Thiên Huế tồn tại các dân tộc Ta Ôi (kể cả nhóm Pa Cô mà trong danh mục xác định thành phần tộc người ở nước ta năm 1979 được xếp là người Ta Ôi), Bru-Vân Kiều và