Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên báo chí Việt Nam vào thập niên 1930

Bài viết này tường thuật lại cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của các nhà báo Hoàng Văn Tiếp, Trương Lập Tạo, Thúc Dật và Vĩnh Phúc trên hai tờ Saigon và Tràng An báo vào 80 năm trước. | Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trên báo chí Việt Nam vào thập niên 1930 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018 89 CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM VÀO THẬP NIÊN 1930 Nguyễn Đức Hiệp* Bờ biển Việt Nam dài, có nhiều cảng quan trọng nhìn ra Biển Đông, con đường hàng hải nhộn nhịp tàu thuyền các nước từ phương Tây đến Đông Nam Á và Đông Á qua lại giao thương buôn bán từ các thế kỷ đầu Công nguyên. Biển Đông ngay cửa ngõ các cảng Đà Nẵng, Hội An đã giao thương với các nước phương Tây từ thế kỷ 17. Hai quần đảo quan trọng liên hệ đến giao thông hàng hải từ xưa là Hoàng Sa và Trường Sa. Những nơi này không có cư dân sinh sống và là mối hiểm nguy cho các tàu biển. Nhiều tàu đã bị đắm ở các quần đảo nhiều rạn san hô này. Đặc biệt là Hoàng Sa (Paracels). Từ năm 1931 sau khi chiếm Mãn Châu, Nhật luôn đe dọa Trung Hoa từ Mãn Châu quốc do Nhật thiết lập với vua Phổ Nghi là bù nhìn và qua sự hiện diện của quân Nhật ở gần Bắc Kinh theo thỏa hiệp với các cường quốc năm 1901. Sự kiện chạm trán giữa quân Nhật và Trung Hoa ở Lư Cầu Kiều, thị trấn Uyển Bình ngày 07/7/1937 đã gây ra chiến tranh Trung-Nhật. Theo tin tức trên báo Saigon ngày 13/7/1938, dẫn báo ở Hương Cảng (Hongkong) cho biết Nhật muốn chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa làm căn cứ không quân để khống chế các vùng đảo Hải Nam và vịnh Bắc Việt. Ngày 09/7/1938 một tốp tàu Nhật chạy đến đảo Hoàng Sa, nhưng bị các tàu Pháp ngăn chặn: “Đương lúc quân lính Nhựt kéo lên bờ thì thình lình có 3 chiếc chiến-hạm Pháp chạy tới ngăn cản. Quân đội Nhựt không biết đối phó cách nào nên phải trở lên tàu đi nơi khác. Xem cách đối phó mềm mại của người Nhựt thì biết họ chưa có ý muốn gây việc xung đột với Pháp”. (Trích báo Saigon, ngày 13/7/1938). Như vậy trong lúc chiến tranh Trung-Nhật đang diễn ra và tình hình thế giới căng thẳng trước khi Thế chiến thứ 2 nổ ra thì Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa là điểm nóng. Ngay sau đó .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.