Tản mạn về sông An Cựu qua cảm nhận của người Châu Âu trước 1945

Sông An Cựu và vùng đất ven con sông này ở Huế đã được người châu Âu biết đến từ thế kỷ XVII qua tên gọi sông Phủ Cam và làng Phủ Cam. Bài viết này tổng thuật những điều ghi chép, khảo tả về sông An Cựu của một số tác giả người Âu từng đến Huế xưa, qua đó giúp người đọc hôm nay hình dung được cảnh quan và những thay đổi của dòng sông “nắng đục mưa trong” trong quá trình đô thị hóa vùng Huế. | Tản mạn về sông An Cựu qua cảm nhận của người Châu Âu trước 1945 132 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 6 (149) . 2018 TẢN MẠN VỀ SÔNG AN CỰU QUA CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI CHÂU ÂU TRƯỚC 1945 Nguyễn Quang Trung Tiến* Sông An Cựu và vùng đất ven con sông này ở khu vực Huế đã được người châu Âu biết đến từ thế kỷ XVII, qua tên gọi sông Phủ Cam và làng Phủ Cam. Tên Phủ Cam xuất phát từ cái phủ mang tên Cam, có cùng niên đại với phủ Dương Xuân và phủ Tập Tượng bên bờ nam Sông Hương thời các chúa Nguyễn,(1) nên dân gian quen gọi là Phủ Cam. Vùng đất ven sông Phủ Cam đã sớm xuất hiện họ đạo cùng trú sở của các linh mục thuộc Hội Thừa sai Paris (Société des Missions étrangères de Paris) và nhiều dòng tu khác, có nhà thờ từ năm 1682, đến đầu thế kỷ XX trở thành nhà thờ Chính tòa Phủ Cam; nên ngay từ thế kỷ XVII, các giáo sĩ phương Tây đến Huế quen dùng cái tên Phủ Cam, bởi đây là địa điểm tụ hội chính của họ ở đầu con sông. Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, tên Phủ Cam được toàn thế giới Công giáo quan tâm, do “Đức Giám mục E. F de la Baume [Khâm mạng Tòa Thánh Vatican], tuổi đã cao, thiếu thốn đủ mọi thứ. đã qua đời. Nơi đó không phải ở Cochin [từ năm 1834 được triều Nguyễn gọi là Nam Kỳ], ở Barjavel, mà ở Phủ Cam, một vùng đất tại Huế; nơi ông được bổ nhiệm như một vị Hồng y giáo chủ, qua đời vào ngày 02/4/1741, với sự có mặt của một hoàng thân Kitô giáo An Nam [hoàng tộc chúa Nguyễn xứ Đàng Trong], cùng một số người đến thăm viếng và những nhà truyền giáo khác, bao gồm một linh mục người Trung Quốc là học trò của ông. Cái chết này là một sự kiện ở Huế đối với triều đình cũng như các thần dân, bởi sự hiện diện của “Vị khách”mà cả thế giới đều biết đến”.(2) Đầu thế kỷ XIX, vùng đất Phủ Cam là nơi cư trú suốt gần 18 năm [1802-1819] của gia đình Jean Baptiste Chaigneau, công thần người Pháp hàng đầu của chúa Nguyễn Ánh đã trở thành vua Gia Long đầu triều Nguyễn. Michel Ðức Chaigneau, con trai trưởng của gia đình này đã có nhiều kỷ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.