Bài viết trình bày việc nâng cao chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng đầu vào của các đối tượng đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra sát hạch đánh giá chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất đảm bảo, nhưng trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất cho mọi quốc gia và đầu tư cho con người chính là đầu tư cho giáo dục. | Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Đại học ở Việt Nam hiện nay BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đào Duy Huân1 Những năm gần đây, nhất là từ năm 2006, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), nhà giáo, nhà khoa học và cả xã hội thông qua các hội thảo, đóng góp ý kiến để tìm kiếm các giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ĐH (ĐH) ở Việt Nam. Bài viết này là sự tổng hợp, kế thừa rất nhiều bài viết của các nhà quản lý, nhà khoa học của các trường ĐH đã được đăng trên các tạp chí, báo Giáo dục và Thời đại, trên báo điện tử mà tôi đánh giá cao, có tác giả được tôi trích dẫn nhiều trong bài viết. Xin cảm ơn các nhà quản lý, nhà khoa học đã cho tôi sử dụng thông tin để tổng hợp thành nội dung bài viết này. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ĐH luôn là vần đề cấp bách, bởi vì chất lượng đào tạo là một phạm trù rộng lớn, luôn luôn động theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó không có phạm trù chất lượng bất biến, chỉ có chất lượng đào tạo phù hợp với từng thời kỳ, từng thời đại, từng quốc gia. Từ thực tế cho thấy, mặc dù hơn 90% sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ có việc làm, nhưng làm việc đúng ngành nghề đào tạo, phù hợp với kiến thức đã học còn rất khiêm tốn, tỷ lệ khoảng 60%. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là: Trong đào tạo còn nhiều bất cập về chương trình giảng dạy, phương giảng dạy, đội ngũ và chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, qui mô và chất lượng đào tạo. Sự bất cập về các yếu tố tạo nên chất lượng đào tạo như chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; tổ chức quy trình đào tạo; phát triển đội ngũ giảng viên; hệ thống giáo trình, sách tham khảo; tình hình các phòng thí nghiệm, thực hành; thư viện, Internet; đánh giá chất lượng đào tạo; nghiên cứu khoa học. Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, cho thấy từ năm 1987 .