Mục đích của luận án là hệ thống lại những nội dung, yêu cầu lý thuyết về truyền thông, truyền thông đại chúng, truyền thông tổ chức và hoạt động truyền thông của cơ quan nhà nước, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Hoạt động truyền thông của các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương tại Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có thể thấy, dù ở cấp chính quyền nào hay ở bất kỳ cơ quan nào cũng cần thiết phải đề cao vai trò của hoạt động truyền thông trong hoạt động của tổ chức. Thực tế, hoạt động truyền không chỉ góp phần là công cụ đắc lực để quản lý bộ máy nhà nước một cách hiệu quả theo hướng dân chủ và minh bạch mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, tạo dựng uy tín giữa tổ chức tới người dân và các nhóm công chúng. Tuy nhiên, trong khi hoạt động truyền thông ở Việt Nam đang từng bước trưởng thành và mục tiêu đi vào chuyên nghiệp hóa, thì hoạt động truyền thông tại các cơ quan nhà nước nói chung và tại các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương nói riêng vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Đối với việc quản lý các cơ quan báo chí ngành của các cơ quan nhà nước, vẫn xảy ra tình trạng thiếu quy hoạch, thiếu chiến lược và bài bản. Không ít đơn vị báo chí ngành còn hoạt động theo cơ chế được bao cấp, chưa có khả năng tự chủ tài chính, tờ báo hoạt động thiếu tính cạnh tranh, thông tin chưa hấp dẫn và đa dạng dẫn đến chưa thu hút được độc giả. Ngoài một số cơ quan đã có bộ phận truyền thông riêng, đa phần các cơ quan nhà nước ở Việt Nam đều chưa có cơ cấu tổ chức và nhân sự phụ trách truyền thông một cách chuyên biệt. Hoạt động truyền thông thường nằm trong các bộ phận hành chính tổng hợp, thông tin tuyên truyền. Chính điều này khiến hoạt động quản lý thông tin của tổ chức còn thiếu chuyên nghiệp và không có chiến lược rõ ràng, khi sự việc xảy ra tổ chức thường rất khó khăn trong việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác và thống nhất dẫn đến sự bức xúc trong dư luận xã hội và gây mất niềm tin từ phía công chúng. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng một hệ thống truyền thông trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương là việc làm cấp bách và có tính chất lâu dài góp phần là công cụ đắc lực để .