Chuyển thể kí hiệu biểu thị thời gian từ văn chương đến điện ảnh trong trường hợp “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Bài viết sẽ chỉ ra sự tương tác giữa các khái niệm trọng yếu trong hệ lí thuyết liên văn bản và kí hiệu học, các điểm tựa lí luận khi so sánh hai hệ lí thuyết, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, khai triển vấn đề chuyển thể dưới góc nhìn của hai hệ lí thuyết và dẫn chứng bằng việc nghiên cứu trường hợp: Kí hiệu biểu thị thời gian trong truyện và phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. | Chuyển thể kí hiệu biểu thị thời gian từ văn chương đến điện ảnh trong trường hợp “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP “TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH” (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên kí hiệu) HOÀNG HỮU PHƯỚC Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu đồng thời liên văn bản và kí hiệu học sẽ nhận thấy mối liên hệ bao hàm giữa hai hệ lí thuyết, dùng phương pháp liên ngành để nghiên cứu hai hệ lí thuyết đó nhằm khai thác sự chuyển thể giữa văn học và điện ảnh sẽ có nhiều góc nhìn mới lạ và thiết thực. Bài báo sẽ chỉ ra sự tương tác giữa các khái niệm trọng yếu trong hệ lí thuyết liên văn bản và kí hiệu học, các điểm tựa lí luận khi so sánh hai hệ lí thuyết, đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa chúng, khai triển vấn đề chuyển thể dưới góc nhìn của hai hệ lí thuyết và dẫn chứng bằng việc nghiên cứu trường hợp: kí hiệu biểu thị thời gian trong truyện và phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Từ khóa: Liên văn bản, kí hiệu học, chuyển thể văn học - điện ảnh, kí hiệu biểu thị thời gian, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nhà lí luận tiên phong như Jacques Derrida, Roland Gérard Barthes, Julia Kristeva, Umberto Eco đều nhấn mạnh liên văn bản là thuộc tính bản thể của mọi văn bản, là sự xóa nhòa giữa các văn bản thuộc loại thể khác nhau và loại hình khác nhau, là sự chuyển dịch một (hay nhiều) hệ thống kí hiệu này vào sang hệ thống kí hiệu khác. Mặc dù thuật ngữ liên văn bản là một chỉ dẫn tuyệt vời cho việc nghiên cứu vấn đề chuyển thể văn chương – điện ảnh, tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý đến ý kiến của nhà ngôn ngữ học Roman Jakobson về 3 loại hình dịch. Ông cho rằng, cần phân biệt 3 loại hình dịch: Dịch nội ngữ - chuyển từ cách diễn đạt này sang cách diễn đạt khác trong cùng một ngôn ngữ; dịch liên ngữ - chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; và dịch liên - ký hiệu (intersemiotic .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.