Bài viết giới thiệu tổng quan về mô hình như một nguồn tham khảo về lí thuyết lập luận nhằm nâng cao hiệu quả và tính vững chắc của lập luận thực tế. | Giới thiệu sơ lược về mô hình lập luận của Toulmin TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES 1859-3100 Tập 16, Số 5 (2019): 186-190 Vol. 16, No. 5 (2019): 186-190 Email: tapchikhoahoc@; Website: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH LẬP LUẬN CỦA TOULMIN Phạm Thị Minh Hải Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Phạm Thị Minh Hải – Email: minhhai131@ Ngày nhận bài: 05-3-2019; ngày nhận bài sửa: 27-3-2019; ngày duyệt đăng: 20-4-2019 TÓM TẮT Mô hình lập luận bao gồm sáu yếu tố lập luận: Data, Warrant, Claim, Qualifier, Rebuttal, Backing of warrant được Toulmin xây dựng đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa lập luận thực tế và mô hình tam đoạn luận truyền thống trước đó của Aristotle. Mô hình này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Thông qua bài viết, tác giả giới thiệu tổng quan về mô hình như một nguồn tham khảo về lí thuyết lập luận nhằm nâng cao hiệu quả và tính vững chắc của lập luận thực tế. Từ khóa: mô hình Toulmin, tính vững chắc trong lập luận, lập luận thực tế. Từ thời Cổ đại, lập luận đã được đề cao như một nhân tố không thể thiếu của “nghệ thuật lời nói” và được đề cập nhiều trong tác phẩm Tu từ học của Aristote (1947). Suốt một thời gian dài, lí thuyết về lập luận dường như dậm chân tại chỗ cho đến thế kỉ XX mới được quan tâm trở lại. Vào thế kỉ XX, nhiều quan điểm nghiên cứu mới về lí thuyết lập luận đã ra đời nhằm với mục tiêu gia tăng hiệu quả trong các hoạt động lập luận thực tế. Bên cạnh mô hình lập luận của Toulmin, có thể kể đến một số các nghiên cứu tiêu biểu khác như Mô hình Rogerian của chuyên gia tâm lí Carl R. Rogers, hay tác phẩm “Khảo luận về sự lập luận – tu từ học mới” của Chaïm Perelman, Lucie Olbrechts-Tyteca. Trong số này, hai mô hình được ứng dụng tương đối phổ biến hơn cả là mô hình Rogerian và .